Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Chi phí cần cho việc nâng tầng cho thang máy đang hoạt động

Nâng tầng cho thang máy đang sử dụng là việc chủ đâu tư muốn nâng thêm tầng của ngôi nhà, muốn thang máy phục vụ đến tầng trên cùng của tòa nhà. Việc nâng tầng này thường xảy ra ở một số những công trình đã lắp đặt thang máy, đã đưa vào sử dụng, nay muốn tăng thêm chiều cao tầng, muốn thang máy di chuyển lên tầng tăng thêm, lúc này sẽ tiến hành nâng thêm tầng cho thang máy.
Để nâng thêm tầng cho thang máy trước khi thang máy đưa vào lắp đặt sẽ rất đơn giản, chi phí chỉ dao động từ 10 đến 15 triệu. Nhưng với những công trình thang máy đã lắp đặt hoàn thiện, việc nâng thêm 1 tầng sẽ gây tốn kém khá nhiều chi phí.Những chi phí cần thiết cho việc nâng tầng cho thang máy.

 1. Chi phí tháo dỡ thang máy ban đầu.

Nếu muốn nâng thêm tầng cho thang máy, chủ đầu tư phải tìm đơn vị chuyên môn, họ sẽ tiến hành tháo dỡ phần trên của thang máy trước khi tiến hành xây dựng thêm tầng cho thang máy.
Việc tháo dỡ này sẽ đơn giản hơn với loại thang máy không phòng máy, nhưng với loại thang có phòng máy thì chi phí tháo dỡ sẽ tốn kém, việc tháo dỡ sẽ mất nhiều công sức hơn.
Việc tháo dỡ này khá vất vả, bởi thang máy trước đó đã được lắp đặt cố định, do đó việc tháo dỡ phải được thực hiện bởi thợ kỹ thuật cơ khí thang máy, đảm bảo việc tháo dỡ diễn ra an toàn, và không gây ảnh hưởng tới thiết bị trong quá trình lắp đặt trở lại.

2. Sau khi lắp đặt thang máy sẽ tiến hành lắp đặt thêm rail.

Sau khi tháo dỡ, xây dựng xong phần xây dựng, lúc này sẽ tiến hành lắp đặt thêm tầng cho thang máy. việc thêm tầng sẽ lắp đặt thêm rail dẫn hướng trước, rail dẫn hướng sẽ được nối thêm vào rail cũ, do đó chi phí cho rail dẫn hướng sẽ không nhiều, chủ yếu công lắp đặt.

Chi phí cần cho việc nâng tầng cho thang máy đang hoạt động

3. Đối với cáp tải thang máy.

Cáp tải của thang máy chỉ được lắp đặt đúng với số tầng hiện có của thang máy, và cáp tải thì không thể nối được như rail dẫn hướng, do đó khi muốn thêm tầng cho thang máy sẽ phải thay mới toàn bộ cáp tải.
Loại cáp tải được thay mới sẽ giống loại cáp cũ, hoặc loại tương đương cho phù hợp với tải trọng của thang máy.

4. Đối với cáp tín hiệu, cáp điện.

Đối với 2 loại cáp này có thể thay mới hoặc nối thêm đêì được. tuy nhiên có thể nối thêm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc nối thêm có thể thang máy sẽ không ổn định như thay mới, nên nếu được thì vẫn nên thay mới cáp điện và cáp tín hiệu.

5. Lắp đặt thêm cửa tầng.

Với tầng tăng thêm sẽ cần lắp thêm cửa tầng. việc lắp đặt thêm cửa tầng sẽ thêm cánh cửa, bộ truyền động cửa. Việc lắp đặt cửa tầng cần chú ý lựa chọn loại chất liệu phù hợp với những tầng khác cả về màu sắc, hoa văn, chất lượng.
Ngoài ra cần lắp thêm rãnh cửa tầng, ở mỗi tầng sẽ đều có 1 rãnh cửa tầng, rãnh này có chức năng xác định đúng hướng, cố định cửa tầng lúc đóng, lúc mở cho cửa thang máy.

6. Lắp thêm bảng gọi tầng.

Bảng gọi tầng sẽ được lắp ở các cửa tầng, do đó khi xây dựng thêm tầng cho thang máy thì cần lắp đặt thêm bảng gọi tầng cho thang.
Ngoài ra sau khi đã hoàn thiện hết các bước của việc lắp đặt thêm tầng cho thang máy, căn chỉnh hoàn thiện, thả thang chạy thử, lúc này cần kiểm định an toàn cho thang máy. Sau khi kiểm định an toàn, sẽ bàn giao để đưa vào sử dụng.

Chi phí cần cho việc nâng tầng cho thang máy đang hoạt động

7.Nguyên lý hoạt động của cảm biến cửa thang máy

Cảm biến cửa thang máy là thiết bị an toàn cửa, nó thường được gọi là photocell, nó có nhiệm vụ phát hiện ra những vật cản ở cửa, giúp cửa thang máy không đóng lại khi cửa thang đang có vật cản, tránh những nguy hiểm cho người sử dụng thang máy.

7.1. Những lý do cần phải có cảm biến cửa thang máy.

Mỗi thang máy sẽ có cài đặt riêng về thời gian đóng, mở cửa, có thể 10 giây, 15 giây hoặc có thể nhanh hơn, chậm hơn tùy vào cài đặt của từng thang. Và thang máy sẽ tự động đóng cửa lại khi thời gian đóng cửa đã hết, với những trường hợp này, nếu không có cảm biến chống kẹt cửa, người sử dụng đang di chuyển vào đúng lúc hết thời gian, cửa đóng lại, có thể gây ra nguy hiểm, người sử dụng có thể bị kẹt tại cửa thang.
Đó là lý do mà thang máy chở khách bắt buộc phải có thiết bị chống kẹt cửa, giúp thang máy nhận diện khi có vật cản ở cửa, dù đang đóng lại nhưng gặp vật cản cửa sẽ tự động mở ra. Nó sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy khi di chuyển qua cửa thang.

7.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến cửa thang máy

Thiết bị cảm biến cửa được gắn ở 2 bên cánh cửa cabin thang máy, thông thường được sử dụng dạng thanh dài khoảng 2m, nó được bao trùm gần như cả cửa thang máy, do đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi đi qua cửa.
Cảm biến thang máy sẽ bắt đầu hoạt động ngay khi thang máy bắt đầu vận hành, lúc cửa thang máy được kích hoạt, cảm biến thang máy sẽ kích hoạt, phát hiện ra vật cản ở cửa của thang.
Trường hợp thang máy hoạt động, nếu phát hiện ra vật cản khi cửa thang máy đang đóng lại, cửa thang sẽ mở ra, và cửa thang chỉ đóng lại khi ở cửa đã hết vật cản.

Chi phí cần cho việc nâng tầng cho thang máy đang hoạt động

7.3. Cấu tạo của cảm biến cửa.

Cảm biến cửa được cấu tạo chính bởi các thành phần như sau.
+ Gồm có 2 thanh thu: Cảm biến cửa thang máy dạng thanh sẽ gồm có 2 thanh dài, mỗi thanh dài 2m, nó được đặt ở 2 bên của cửa thang hướng mặt vào nhau.
+ Bộ nguồn chính: đây là thiết bị chính để tích trữ nguồn điện năng cũng như được lắp đặt bộ phận cảm biến cửa thang, nó là bộ phận quan trọng giúp cảm quan cửa thang máy hoạt động chính xác, an toàn.
+ Hệ thống dây dẫn: hệ thống dây dẫn để kết nối nguồn điện với các hoạt động vận hành của cảm biến cửa.

7.4. Các loại cảm biến cửa thang máy hiện nay.

Cảm biến cửa thang máy dạng thanh hoặc dạng điểm, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng.
+ Cảm biến dạng điểm: cảm biến dạng điểm được ví như mắt thần, nó được đặt ở 2 điểm với khoảng cách 50cm đến 90cm so với mặt sàn cabin thang máy.
+ Cảm biến dạng thanh: có gồm 2 thanh với chiều dài 2m, được gắp ở 2 bên cửa thang.
Hiện nay loại cảm biến dạng thanh được sử dụng phổ biến hơn so với dạng điểm, bởi có ưu điểm nổi trội hơn, an toàn hơn trong quá trình sử dụng.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Chi phí cần cho việc nâng tầng cho thang máy đang hoạt động

Tin tức thang máy

Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy sử dụng thang máy là tập hợp các quy định, hướng dẫn và biện pháp an toàn được thiết lập để đảm bảo việc sử dụng thang máy một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho mọi người. Các nội quy này thường được thiết lập và quản lý ...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Tính năng thông minh của thang máy tải khách Tính năng thông minh của thang máy tải khách Thang máy tải khách, hay còn gọi là thang máy chở người, loại thang máy này có nhiều tính năng thông minh để cải thiện trải nghiệm của hành khách và tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Dưới đây là một số tính năng thông minh phổ biến:

Xem tiếp