Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Những điều cần biết về thang máy lồng kính

Thang máy lồng kính là loại thang máy hiện đại, loại thang máy được sản xuất chủ yếu lắp đặt cho các công trình thang máy nhà thấp tầng, thang máy gia đình. Hiện nay đây là loại thang máy được ưa chuộng nhất của dòng thang máy nhà thấp tầng, vậy lý do vì sao loại thang máy lồng kính được ưa chuộng nhất, và nó có những đặc điểm gì cần chú ý khi lắp đặt.

 1. Thế nào là thang máy lồng kính.

Thang máy lồng kính được thể hiện ngay ở tên gọi, nó là loại thang máy được cấu tạo bằng kính cường lực hoặc kính dán an toàn, cả 4 mặt đều được cấu tạo bằng kính, loại thang này còn được xây dựng hố thang bằng khung sắt, thép, sử dụng luôn kính trong suốt để bao che quanh hố thang.

2. Về kích thước sử dụng cho thang máy lồng kính.

Thang máy lồng kính là loại sử dụng cho gia đình, kích thước sẽ phụ thuộc vào từng công trình thực tế, từng tải trọng của từng công trình.

2.1 Kích thước thang máy lồng kính với tải trọng 250kg.

Thang máy lồng kính với tải trọng 250kg là loại tải trọng nhỏ nhất, nó thường được lắp đặt cho công trình có diện tích nhỏ khoảng 30m2 – 50m2.
Với loại này kích thước sẽ là 1250mm x 1300mm, kích thước cabin sẽ đặt 1000mm x 800mm, cửa đạt 700mm, OH sẽ cần khoảng 3000mm, hố pít tối thiểu 500mm.

Những điều cần biết về thang máy lồng kính

2.2 Kích thước cho thang máy lồng kính có tải trọng 350kg.

Đây là loại tải trọng được sử dụng nhiều nhất trên thị trường, loại này cần kích thước hố thang 1250mm x 1450mm, kích thước cabin là 1000mm x 950mm, cửa 700.
Tất nhiên loại tải trọng này có thể được xây dựng kích thước phù hợp với gia đình nhất như trên, hoặc tải trọng có thể lớn, bé tùy theo diện tích thực tế của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của gia đình.

3. Giá thang máy lồng kính.

Giá thang máy lồng kính sẽ đắt hơn so với giá của thang máy tiêu chuẩn trên thị trường. Sở dĩ giá đắt như vậy bởi ngoài việc các vách kính vốn đắt hơn vách inox, thì khi làm thang máy lồng kính còn phải sử dụng khung bằng sắt thép, sử dụng kính bao quanh hố thang.
Do đó giá thang máy lồng kính thường dao động trong khoảng 320 triệu đến 350 triệu đồng. Tuy nhiên mức giá này sẽ chỉ mới có thang máy, còn khách hàng sẽ phải bỏ thêm cả gần 100 triệu cho chi phí xây dựng khung thép và mua kính bao quanh hố thang máy.

4. Thang máy lồng kính có chi phí bảo trì, bảo dưỡng đắt hơn.

Không chỉ chi phí lắp đặt thang máy đắt đỏ hơn, mà thang máy lồng kính khi sử dụng chi phí vận hành, chi phí bảo trì bảo dưỡng cũng đắt hơn, do sử dụng kính nên sẽ phải vệ sinh nhiều hơn, vệ sinh kính khó hơn.
Tuy có nhiều điểm cần lưu ý, và loại thang máy lồng kính có chi phí đắt đỏ hơn loại thang máy tiêu chuẩn thông thường. Nhưng loại thang máy lồng kính là loại hiện đại, đẹp, phù hợp với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại.

Những điều cần biết về thang máy lồng kính

5. Những loại chi phí nằm ngoài báo giá thang máy chủ đầu tư nên biết

Thông thường lắp đặt thang máy nhà cung cấp thang máy sẽ báo giá trọn gói cho thang máy, nhưng đấy chỉ là phần thang máy. Còn lại để lắp đặt thang máy sẽ có những khoản chi phí phát sinh ngoài thang máy mà không phải chủ đầu tư lắp đặt thang máy lần đầu nào cũng biết.
Chi phí lắp đặt thang máy ngoài thang máy là những khoản chi phí như sau.

5.1. Chi phí cho xây dựng hố thang máy.

Để lắp đặt được thang máy, bắt buộc chủ đầu tư phải xây dựng hố thang máy, hố thang máy có thể xây dựng bằng các phương án khác nhau như xây dựng bằng cột bê tông, tường gạch, hoặc có thể xây dựng bằng khung sắt, thép.
Giá thành mua thang máy sẽ không bao gồm chi phí xây dựng hố thang máy, do đó ngoài chi phí mua thang máy thì chủ đầu tư còn phải bỏ chi phí xây dựng hố thang.
Chi phí xây dựng hố thang máy đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào hình thức xây dựng mà chủ đầu tư lựa chọn.
+ Chi phí xây dựng hố thang máy bằng cột bê tông, tường gạch. Chi phí xây dựng này khá rẻ, trung bình chỉ khoảng 20 – 40 triệu tùy thuộc vào chiều cao tầng của tòa nhà.
+ Chi phí xây dựng hố thang máy bằng khung sắt thép sẽ tốn kém hơn, bởi ngoài chi phí xây dựng còn phải tốn kém thêm chi phí ốp bao che xung quanh hố thang máy. nên chi phí cho hình thức xây dựng này có thể giao động từ 70 đến cả 100 triệu đồng.
Chi phí xây dựng hố thang máy này chỉ áp dụng cho loại thang máy gia đình, với thang máy nhà cao tầng chi phí và hình thức xây dựng sẽ khác.

5.2. Chi phí ốp mặt tiền của thang máy.

Ốp mặt tiền cho thang máy là khoản chi phí mà chủ đầu tư phải chi trả ngoài so với chi phí mua thang máy ban đầu.
Việc ốp mặt tiền thang máy, có thể áp dụng bằng nhiều hình thức khác nhau, như ốp gạch, ốp đá, ốp gỗ, hoặc ốp bằng phương án khác, mỗi loại ốp sẽ có chi phí khác nhau.
Trong các phương án ốp, thì ốp đá vẫn là phương án được lựa chọn nhiều nhất, phổ biến nhất. Hình thức ốp đá vừa không gây tốn kém chi phí nhiều, vừa hiện đại, đẹp, dễ ốp và có độ bền cao nhất.

Những điều cần biết về thang máy lồng kính

5.3. Loại chi phí đóng cọc tiếp địa cho thang máy, nằm ngoài chi phí thang máy.

Đóng cọc tiếp địa cho thang máy là hình thức để giúp triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành thang máy, đảm bảo độ an toàn và ổn định cho thang máy.
Ngoài ra việc đóng cọc tiếp địa cho thang máy giúp hạn chế những rủi ro về điện cho thang máy trong trường hợp thang máy có bị rò rỉ điện vào cabin thang máy hay các thiết bị trên phòng máy, cửa thang máy... với trường hợp rò rỉ điện, điện sẽ lập tức bị truyên xuống đất, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Để đóng cọc tiếp địa cho thang máy, chủ đầu tư sẽ phải chi trả chi phí này ngoài chi phí mua thang máy ban đầu.
Đây là những chi phí cụ thể mà chủ đầu tư phải chi trả ngoài chi phí mua thang máy, ngoài ra các chi phí phát sinh theo mong muốn của chủ đầu tư, chi phí sử dụng, vận hành thang máy, chủ đầu tư sẽ phải chi trả hoàn toàn loại phí này.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Những điều cần biết về thang máy lồng kính

Tin tức thang máy

Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy sử dụng thang máy là tập hợp các quy định, hướng dẫn và biện pháp an toàn được thiết lập để đảm bảo việc sử dụng thang máy một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho mọi người. Các nội quy này thường được thiết lập và quản lý ...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Tìm hiểu về linh kiện thang máy Tìm hiểu về linh kiện thang máy Linh kiện của một thang máy là các bộ phận cấu thành thang máy và giúp nó hoạt động. Các linh kiện này bao gồm động cơ, hệ thống cáp, hệ thống treo, hệ thống điều khiển, bộ phận an toàn như cảm biến và bộ giảm tốc, các bộ phận cơ khí như hộ...

Xem tiếp