Sợ thang máy như sợ ma
Theo như quy định của Bộ xây dựng mỗi khu chung cư sau khi bán đều phải trích 2% giá trị hợp đồng của mỗi căn hộ để lấy tiền làm phí bảo trì cho tòa nhà về sau, như các hạng mục sửa chữa, bảo trì thang máy, tu tạo lại cơ sở hạ tầng của tòa nhà.
Khoản phí này nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích mỗi căn hộ cũng như giá bán của khu đó. Nhưng hầu hết phí bảo trì các khu chung cư đều rơi vào vài tỉ đến hàng chục tỉ, thậm chí có khu lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Nhưng khoản phí bảo trì nhà chung cư này hầu hết được đóng cùng đợt với tiền khi mua nhà, chính vì vậy chủ đầu tư vẫn là người nắm giữ khoản phí này chứ không phải cư dân, vì vậy các khu chung cư thường xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp do khoản phí này không được minh bạch.
Vừa qua cư dân khu đô thị mới D11 tại Cầu Giấy mới có đơn kiện chủ đầu tư gửi lên Tp Hà Nội về việc chủ đầu tư không trả phí bảo trì cho cư dân, khoản phí này ước tính cũng lên đến 5 tỷ đồng.
Cư dân có biết chủ đầu tư chiếm dụng khoản phí này nhiều năm, dẫn đến tình trạng tòa nhà có nhiều xuống cấp như thang máy, máy phát điện, cơ sở hạ tầng cũng có nhiều hư hỏng nhưng cư dân không có kinh phí để sửa chữa.
Sợ nhất của cư dân là mùa hè mất điện, hoặc đang sử dụng thang máy mà bị mất điện thì cư dân cứ đứng ở đấy chờ chứ cũng không có điện dự phòng.
Sợ hãi trong chính ngôi nhà mình.
Đấy là hiện tượng xảy ra tại khu nhà tái định cư hoàng mai, người dân phải chui qua nóc tầng hầm để đi nhờ thang máy. Tình trạng thang máy hỏng hóc nhiều năm không được sửa chữa, không có kinh phí sửa chữa dẫn đến người dân luôn sống trong sợ hãi, nhà cao tầng nên không thể đi bộ, mà đi thang máy thì cứ như đánh đu với tính mạng của mình vì không biết thang máy sẽ rơi lúc nào.
Đây không phải 2 khu chung cư xảy ra tình trạng kiện cáo vì phí bảo trì, nhưng hiện nay cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này để đòi lại quyền lợi cho người dân.