Dân sợ chung cư thời "loạn phí"
Hiện một số cư dân sinh sống tại các khu chung cư cho rằng các gia đình sống tại đây đều bị chủ đầu tư gài bẫy, khi họ ở căn nhà của mình nhưng phải trả mức phí như đi thuê khách sạn. bức xúc lên đỉnh điểm khi ở 1 số khu chung cư mặc dù đã họp bàn nhiều lần nhưng đều không thống nhất được quan điểm.
Chung cư thời loạn phí.
Hiện đối với những chung cư trên địa bàn hà nội thì UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt mức giá trần là 4.000 đồng/m2 vào năm 2012. nhưng hiện nay mỗi chủ đầu tư đều tự mày mò tạo ra cho mình 1 cách tính phí riêng, theo những điều kiện và khoản mục không theo 1 quy định nào của luật pháp đưa ra. Chính những khoản mục mà các chủ đầu tư đưa ra cho người dân 1 cách đa dạng và phong phú đã góp phần tạo nên sự loạn của chung cư hiện nay.
Hầu hết người dân đều rất sợ hãi khi chẳng may dính vào chung cư nào đó mà chủ đầu tư đặt mức phí trên trời. tuy nhiên điều khiến cho người dân còn bức xúc hơn nữa chính là việc họ thu mức phí trên trời, nhưng sự phục vụ của họ thì lại nằm dưới đất.
Một trong 2 vấn đề dẫn đến mâu thuẫn hiện nay của người dân ở các khu chung cư, nhất là những chung cư cao cấp chính là việc thu phí thang máy và phí gửi xe. Đây là 2 loại phí khiến tranh chấp xảy ra nhiều nhất. với mức phí loạn như vậy khiến cho người ta nghỉ rằng thị trường chung cư trở thành cái chợ trời.
Tranh chấp xảy ra.
Một trong những tranh chấp căng thẳng nhất về mức phí dịch vụ nhà chung cư phải nói đến Keangnam, khi người ta biết đến Keangnam thì biết đến như 1 tòa nhà hiện đại bậc nhất Việt Nam, và có không ít người phải tìm đủ mọi cách mới có thể mua được 1 căn hộ tại đây. Nhưng tất cả đã nhanh chóng bị sụp đổ ở tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam này bởi tranh chấp xảy ra. Có lẽ hiện nay khi nhắc đến keangnam hiện nay người ta không còn nghỉ đó là tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam mà người ta nghỉ ngay đến là nơi xảy ra tranh chấp nhiều nhất ở Việt Nam.
Những tranh chấp này vẫn chưa ngừng khi chưa có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, hiện những mâu thuẫn đã có giảm sút hơn khi ban quản lý mở thang máy cho người dân sử dụng, tuy nhiên thì những mẫu thuẫn vẫn còn nếu người dân cứ phải đóng mức phí trên trời nhưng chất lượng phục vụ thì lại dưới đất.
Làm thế nào để gỡ được cái ngòi nổ của tranh chấp phí chung cư.
Tuy mức phí chung được UBND TP.Hà Nội quy định vào năm 2012 là 4.000 đồng/m2, nhưng một số những đơn vị tự ý đưa mức phí này gấp 3 – 4 lần mức quy định, điều này xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân sâu xa để dân tới tranh chấp phí chung cư chính là việc khi người mua nhà và chủ đầu tư kí hợp đồng mua bán thì lại không có điều khoản nào quy định mức phí họ phải chi trả hàng tháng tại căn nhà họ ở là bao nhiêu. Điều này mặc nhiên biến các chủ đầu tư thành người quy định giá.
Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp của người dân và chủ đầu tư hiện nay chính là việc các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc, đưa ra 1 văn bản pháp lý có tính khả thi, bám sát thực tế và nó phải được áp dụng cho tất cả những tòa chung cư nói chung. để tránh việc các chủ đầu tư tự vẽ vời ra mức phí trên trời.