Điều khoản trong hợp đồng mua thang máy
Mua bán thang máy không giống như những mặt hàng khác. Do đặc thù của loại hàng này như giá thành sản phẩm lớn, cộng thêm việc sản xuất phù hợp với kích thước hố thang của mỗi công trình, vì vậy mua bán thang máy phải có những điều khoản rõ ràng quy định trong 1 bản hợp đồng chung.
Trong bản hợp đồng mua bán sẽ ghi rõ thông tin chi tiết của 2 bên, quy định những quyền và nghĩa vụ của 2 bên phải thực hiện trong hợp đồng.
Ngoài điều khoản riêng dành cho từng bên thì mỗi bản hợp đồng sẽ có 1 điều khoản chung giành cho cả 2 bên như.
Hai bên phải thực hiện đầy đủ những trách nhiệm, nghĩa vụ của mình được quy định tại các điều trong hợp đồng.
Các vấn đề để giải quyết những tranh chấp.
Nếu có vấn đề xảy ra cả 2 bên phải thông báo cho nhau biết, còn bàn bạc tìm phương án để giải quyết vấn đề 1 cách kịp thời để không xảy thiệt thòi cho bên nào hoặc phải nhờ đến pháp luật.
Tuy nhiên nếu tranh chấp không giải quyết được cần phải nhờ đến pháp luật giải quyết, thì bên nào cảm thấy không thỏa đáng bên đó có thể gửi đơn lên tòa án kinh tế để nhờ giải quyết.
Trong trường hợp gửi đơn lên tòa án, khi tòa án đứng ra giải quyết. bên nào sai thì bên đó phải chịu trách nhiệm về các chi phí kiểm tra, xác minh và lệ phí cho tòa.
Sau khi kí hợp đồng mua bán, nếu trước khi lắp đặt thang máy mà có bên muốn hủy hợp đồng sẽ được giải quyết như sau: nếu bên bán muốn hủy hợp đồng cung cấp cho bên mua thì sẽ phải đền số tiền gấp đôi bên mua đã đặt cọc. nếu bên mua đã đặt cọc rồi nhưng lại không mua thang máy nữa thì coi như bên mua phải chịu mất số tiền đã đặt cho bên bán.
Hợp đồng có giá trị từ ngày 2 bên kí kết, thời gian lắp đặt sẽ được thực hiện dựa trên tiến độ công trình, trên sự thỏa thuận của 2 bên.
Hợp đồng kinh tế được kí kết là hợp đồng mua bán chung, nếu vì lý do nào đó không thực hiện hợp đồng nữa, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng thì cả 2 bên cần tuân thủ đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích cho cả 2 bên.