Nguyên tắc khi sử dụng thang máy
Sử dụng thang máy thực chất là quyền riêng tư của mỗi người, tuy nhiên quyền riêng tư này cần được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản để có thể đảm bảo sự an toàn khi sử dụng thang.
Mới đây tại thông tư 15 của bộ lao động thương binh và xã hội ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình. Tại thông tư cũng quy định rõ ràng về các nguyên tắc để sử dụng thang máy an toàn.
Nguyên tắc thứ nhất: chỉ sử dụng thang máy khi chiếc thang này đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt yêu cầu.
Nguyên tắc thứ hai: chỉ sử dụng những chiếc thang máy được theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra này phải được thực hiện bởi người có chuyên môn kỹ thuật, người đã được huấn luyện về an toàn lao động và được hướng dẫn về công tác cứu hộ, cứu nạn khi thang máy gặp sự cố. trong trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thì cần thuê tổ chức, cá nhân có đủ trình độ chuyên môn để theo dõi và quản lý thang máy trong quá trình hoạt động.
Nguyên tắc thứ 3: những người trực tiếp làm việc với thang máy phải là người có chuyên môn kỹ thuật. những người có trách nhiệm mới được đến những khu vực như phòng máy, động cơ…
Nguyên tắc thứ 4: Để đảm bảo cho việc quản lý thang máy tốt thì mỗi thang máy cần có sổ theo dõi việc bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy.
Nguyên tắc thứ 5: để đảm bảo an toàn cho thang máy thì chỉ sử dụng những thang máy đã được bảo trình, bảo dưỡng định kỳ, và định kỳ này không được quá 3 tháng 1 lần.
Nguyên tắc thứ 6: những chủ sở hữu dù là cá nhân hay tổ chức cũng cần phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật thang máy.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về sử dụng thang máy an toàn thì người sử dụng thang máy cũng nên có ý thức cá nhân trong quá trình sử dụng thang, ý thức bảo quản tài sản chung với những thang máy công cộng, tuân thủ đúng những nội quy về sử dụng đối với cá thang máy chung và sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất đưa ra với tất cả các loại thang máy.