Các bước bảo trì thang máy đúng tiêu chuẩn
Bảo trì cho thang máy là vấn đề vô cùng quan trọng để bảo vệ cho chất lượng, độ bền của thiết bị. Bởi thế, tìm hiểu thông tin, có thể thực hiện việc bảo trì cho thang máy trong từng bộ phận, từng khu vực theo tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp việc ứng dụng thang máy diễn ra thành công, giảm thiểu những sự cố nguy hiểm tới người dùng có thể xuất hiện.
Theo đó, đối với dòng thang máy có phòng máy thì việc thực hiện bảo trì đối với khu vực này như thế nào cũng cần chú ý, cân nhắc một cách chuẩn xác và đúng đắn nhất.
Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng đối với khu vực phòng máy của thiết bị thang máy là yêu cầu cơ bản, quan trọng mà chúng ta cần chú ý. Thực hiện bảo trì đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo đúng các bước nhằm duy trì độ an toàn tuyệt đối cho thiết bị là điều mà chúng ta cần chú ý. Chỉ khi nào có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn, thực hiện đúng quy trình mới đem lại giá trị sử dụng lý tưởng như chúng ta mong muốn.
- Bước 1: Công đoạn đầu tiên cần thực hiện khi bảo trì khu vực phòng máy của thang máy chính là kiểm tra tổng thể các linh kiện, bộ phận được đặt tại đây. Từ tủ điều khiển, hay động cơ,… tới những thông số về độ ẩm, nhiệt độ cùng mức độ vệ sinh.
- Bước 2: Relay, contactor,… bên trong phòng máy cũng cần được kiểm tra tổng quát, đưa ra đánh giá một cách chi tiết và chuẩn xác nhất.
- Bước 3: Tiếp theo, việc mà đơn vị bảo trì cần làm chính là kiểm tra về điện áp nguồn chính, hay nguồn pin, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hay các điểm nối đất,… hệ thống điện cung cấp và sử dụng cho thang máy cần kiểm tra để xử lý nếu cần.
- Bước 4: Khu vực tiếp theo cần kiểm tra chính là khả năng hoạt động của động cơ, độ êm, tiếng ồn,… để đảm bảo rằng động cơ của thiết bị luôn hoạt động trong trạng tốt nhất, ổn định và hiệu quả nhất.
- Bước 5: Cho thang máy hoạt động để kiểm tra nhiệt độ khi động cơ kéo và nhiệt độ của biến tần nhằm xác định mức nhiệt này có trong điều kiện cho phép hay không.
- Bước 6: Kiểm tra và đánh giá về độ thông gió tại khu vực đặt biến tần, máy kéo,… của thang máy bên trong phòng máy.
- Bước 7: Hệ thống thắng (phanh) bên trong khu vực phòng máy cũng cần được kiểm tra chi tiết, có đánh giá đầy đủ.
- Bước 8: Tiến hành kiểm tra để xác định khả năng hoạt động của phanh thang máy.
- Bước 9: Kiểm tra để xác định được công tắc thắng có hoạt động bình thường hay không, có bất kỳ trục trặc nào hay không.
- Bước 10: Công việc tiếp theo mà nhân viên kỹ thuật thực hiện bảo trì cần làm là cho thang ngừng hoạt động, ngắt nguồn điện để thiết bị dừng hoạt động tạm thời, tiến hành kéo cần nhả thắng để xác định xem hệ thống thắng của thang máy có hoạt động tốt trong những trường hợp khẩn cấp hay không.
- Bước 11: Ở bước này chúng ta kiểm tra các chức năng khả năng hoạt động của những bộ phận như đèn báo hướng di chuyển, đèn chiếu sáng báo tầng, hay chuông cảnh báo quá tốc độ,… của thang máy.
- Bước 12: Thực hiện việc kiểm tra, đồng thời tiến hành vệ sinh cho các contactor thắng.
- Bước 13: Khu vực đầu ty kẹp cáp tải, hay các điểm chịu lực cũng cần được kiểm tra đầy đủ và chi tiết.
- Bước 14: Kiểm tra những bộ phận như rãnh puly, hay thanh chống nhảy cáp của thang máy.
- Bước 15: Kiểm tra bộ phận tấm cao su có nhiệm vụ giảm chấn, các dây khóa chống tuột cho bulon.
- Bước 16: Kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc governor, đồng thời cần tiến hành tra dầu mỡ vào vị trí này.
- Bước 17: Ở những bước cuối này việc kiểm tra lại độ ổn, nhiệt độ,… và các thông số khác ở toàn bộ những bộ phận quay cần được thực hiện.
- Bước 18: Kiểm tra để chắc chắn rằng các công tác an toàn đều hoạt động đúng nhiệm vụ khi thang máy gặp sự cố.
- Bước 19: Việc cuối cùng mà đơn vị bảo trì cần thực hiện chính là hoàn thành việc vệ sinh tổng quát, làm sạch toàn bộ để thang máy có được trạng thái lý tưởng tiếp tục đưa vào vận hành phục vụ người dùng.
Mỗi khu vực tạo nên thiết bị thang máy thực hiện nhiệm vụ riêng, có những ý nghĩa, chức năng nhất định. Bởi thế, việc có thể tính toán để duy trì chất lượng cao cho từng khu vực sẽ làm nên thiết bị chất lượng theo đòi hỏi của con người. Đối với khu vực phòng máy của thang máy cần được bảo trì định kỳ theo thiết bị. Thực hiện đầy đủ, chuẩn xác theo các bước, theo đúng quy trình, xử lý những bất thường tồn tại để người dùng thang máy luôn an tâm mỗi khi ứng dụng thiết bị cho nhu cầu của chính mình.
Chủ đầu tư, đơn vị quản lý hay các gia đình khi sử dụng thang máy có phòng máy muốn khu vực phòng máy, hay cả thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng tốt cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Một đơn vị chuyên nghiệp, với những thợ kỹ thuật giỏi, thực hiện bảo trì định kỳ giúp duy trì hoạt động ổn định, an toàn tuyệt đối cho con người mỗi khi bước vào cabin thang máy.