Quy trình nghiệm thu thang máy sau khi lắp đặt
Lắp đặt thang máy là công việc quyết định khá nhiều đến sự an toàn của thang máy khi hoạt động, đồng thời nó cũng quyết định đến sự êm ái của thang khi hoạt động lên xuống.Vì vậy mỗi chiếc thang máy sau khi lắp đặt xong đều phải được kiểm định chặt chẽ với đầy đủ các quy trình để đảm bảo thang máy đủ điều kiện hoạt động, đảm bảo an toàn khi vận hành.
* Công việc kiểm tra nghiệm thu thang máy bao gồm các công việc như:
Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng phần lắp đặt mọi thiết bị có trong khu vực phòng máy của thang máy như: động cơ, tủ điện, các thiết bị trong tủ điện..
Tiến hành kiểm tra toàn bộ các thiết bị nằm ở khu vực dọc theo hố thang máy, để đảm bảo nó được bắt vào đúng các vị trí, các ốc vít đều đã được bắt an toàn. Kiểm tra lại toàn bộ phần phía trong cabin thang máy như bảng điều khiển, các nút bấm, nút dừng tầng khẩn cấp, nút cứu hộ, quạt thông gió, đèn chiếu sáng, đèn led báo tầng...
Phía ngoài các tầng cần kiểm tra cửa tầng, nút gọi tầng và hệ thống chuông điện thoại để nghe khi bên trong thang máy có sự cố cần gọi ra ngoài.
Các thiết bị sau khi được kiểm tra bằng mắt thường cần được kiểm tra bằng cách hoạt động thử: như thử cho thang chạy và giả xử các tình huống như đứt cáp sẽ thể nào, hệ thống thắng cơ sẽ làm việc ra sao. Bước tét thử này tuy hầu như không xảy ra ở các thang máy, nhưng nó là bước nguy hiểm nhất trong các sự cố thang máy, vì vậy nó câng được kiểm tra nghiêm ngặt.
Thử cứu hộ tự động cũng là 1 khâu cần thiết của quá trình nghiệm thu. Hệ thống cứu hộ phải đảm bảo hoạt động khi xảy ra sự cố mất điện đột ngột ở thang máy, hệ thống này phải đảm bảo hoạt động để cứu những người đang kẹt phía trong thang máy ra ngoài.
Các công đoạn nghiệm thu của thang máy được thực hiện bởi nhân viên kiểm định thang máy, khi các công đoạn hoàn thành đúng yêu cầu thang máy sẽ được cấp phép hoạt động.
* Tuy nhiên lệ thuộc vào thang máy cũng có những hệ lũy xấu.
Việc di chuyển ở nhà cao tầng sẽ không thể thiếu được thang máy, chính vì vậy thang máy ngày càng phổ biến ở khắp mọi nơi. Nhưng việc thang máy quá phổ biến lại tạo cho con người 1 thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.
Việc sử dụng thang máy quá thường xuyên dẫn đến những tác hại mà người sử dụng lại gần như rất ít quan tâm như:
Việc phụ thuộc khá nhiều vào thang máy sẽ khiến cho con người ta trở nên lười vận động, tất cả các hoạt động đều phụ thuộc vào thang máy. Đặc biệt là nhân viên văn phòng sẽ khiến sức khỏe giảm sút, nó là cơ hội cho 1 số bệnh phát triển như béo phì hoặc các bệnh do ít vận động.
Việc sử dụng thang máy khi không thật sự cần thiết sẽ gây tốn kém khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Như các thang máy ở các tòa nhà sẽ chiếm khoảng 10% điện năng của tòa nhà. Nếu việc sử dụng thang máy được hạn chế, chỉ sử dụng cho các trường hợp cần thì sẽ cắt giảm được khá nhiều chi phí tiền điện, giúp tiết kiệm điện năng cho nhà nước.
Ngoài ra việc sử dụng thang máy quá nhiều cũng là 1 loại khí thải ra môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người.
Mặc dù biết tác hại của thang máy không tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào thang máy lại là thói quen của những người dân sống tại các khu chung cư, những nhân viên làm việc ở các tòa nhà văn phòng nơi có thang máy. Thậm chí ngay cả những người khi đến các trung tâm mua sắm nơi có thang máy cũng vậy.
Sở dĩ việc sử dụng thang máy quá nhiều ở các tòa nhà cao tầng hiện nay là do cách thức xây dựng, cầu thang bộ thường xây dựng khá khuất, làm cửa kín, vì vậy khi sử dụng sẽ rất bất tiện hoặc vắng vẻ, đó cũng là 1 phần lí do khiến việc sử dụng thang máy thường xuyên hơn.