Dấu hiệu cho thấy thang máy cần được sửa chữa
Thang máy là thiết bị máy móc, vì vậy nó sẽ hao mòn và hư hỏng sau thời gian sử dụng. Khách hàng nên chú ý để có phương án xử lý kịp thời khi thang có sự cố, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc từ lỗi hư hỏng thang.
* 1. Thời điểm cần sửa chữa đối với thang máy mà chủ sở hữu nên quan tâm.
+ Thang máy phát ra tiếng ồn, tiếng kêu khi thang hoạt động.
+ Thời gian chờ đợi đóng cửa và bắt đầu hoạt động của thang lâu hơn, thang máy chạy chậm hơn mức độ bình thường đã được cài đặt.
+ Cách nhận lệnh và xử lý lệnh chậm hơn bình thường.
+ Thang liên tục xảy ra hiện tượng rung lắc, hệ thống cáp đã bị dảo và phát ra tiếng cót két, hoặc hệ thống cáp trở nên xù xì và có dấu hiệu bị bào mòn.
+ Thang máy thường xuyên xảy ra lỗi kẹt, nhốt khách hàng hoặc hư hỏng không hoạt động.
+ Hệ thống cứu hộ tự động không hoạt động, khi mất điện thang không mở cửa cho người bên trong ra.
+ Hệ thống cảm biến cửa không còn nhận dạng được vật cản tại cửa.
+ Các nút bấm, led hiển thị tầng, hiện thị cabin...không sáng khi nhận lệnh.
* 2. Quy trình sửa chữa.
Hình thức sửa chữa thang máy được chia làm 2 giai đoạn.
+ Gia đoạn thứ nhất là thang máy còn trong thời hạn bảo hành, lúc này công ty thang máy sẽ tiến hành thay thế các thiết bị miễn phí cho khách hàng, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, liên tục.
+ Giai đoạn thứ 2: khi thang đã hết hạn bảo hành. Lúc này đơn vị thang máy cần thông báo chi tiết với chủ nhà về thiết bị hư hỏng, từ đó sớm có phương án báo giá và thay thế thiết bị. Với giai đoạn thứ 2 thì khi thay thế thiết bị thì khách hàng, chủ sở hữu thang máy phải chịu chi phí vật tư thay thế.
Thang máy là thiết bị vận chuyển người theo chiều thẳng đứng, vì vậy nếu xảy ra các sự cố tai nạn hoặc tương tự sẽ để lại hậu quả khá nặng nề. Vì vậy các chủ sở hữu thang máy cần chú ý: thang máy khi sử dụng phải được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, nếu thang bị hỏng hóc các thiết bị cần có phương án sửa chữa và thay thế kịp thời, tránh tình trạng gây nguy hiểm cho người sử dụng.