Hướng dẫn cứu hộ cho thang máy gia đình
Việc hướng dẫn cứu hộ là việc vô cùng cần thiết đối với chủ sở hữu thang máy, đặc biệt là loại thang máy gia đình tư nhân.
Việc cứu hộ thang máy là việc làm đòi hỏi có tính chuyên môn, những người không am hiểu, không có chuyên môn hoặc không được hướng dẫn cụ thể thì không nên thực hiện công đoạn này.
Việc cứu hộ cần được thực hiện qua các bước như:
+ Khi bắt đầu tiến hành cứu hộ đầu tiên phải ngắt nguồn điện cung cấp cho thang máy bằng cách ngắt cầu dao tổng của thang máy. Việc ngắt nguồn điện để đề phòng trường hợp thang máy bất ngờ hoạt động trở lại trong quá trình cứu hộ gây nguy hiểm cho cả người cưu hộ và người được cứu hộ.
+ Sau khi đã ngắt nguồn điện cần xác định chính xác vị trí cabin ở tầng nào hoặc ở giữa 2 tầng nào. Từ đó có phương án tiếp cận bằng cách dùng chìa khóa khẩn cấp mở cửa thang hoặc di chuyển thang về bằng tầng.
+ Đối với trường hợp cabinthang máy không bằng tầng, đứng giữa 2 tầng thì không nên dùng chìa khóa mở cửa thang, lúc này cần thực hiện di chuyển cabin thang máy về bằng tầng mới mở cửa cứu hộ.
+ Thực hiện đưa thang về bằng tầng được thao tác trên phòng máy, bằng cách mở phanh động cơ, tay quanh bánh xe để giúp đưa cabin về bằng tầng.
+ Sau khi xác định vị trí cabin bằng tầng thì mới thực hiện thao tác dùng chìa khóa mở cửa cabin, điều này đảm bảo an toàn cho người cứu hộ cũng như người được cứu hộ khỏi nguy cơ bị ngã, thậm chí là ngã xuống hố thang.
Việc cứu hộ thang máy cần thực hiện bởi đàn ông, người khỏe mạnh, đặc biệt nếu không phải nhân viên kỹ thuật thang máy thì người cứu hộ phải là người đã được hướng dẫn về cứu hộ thang máy, những người chưa được hướng dẫn, không hiểu biết về thang máy thì không nên thực hiện cứu hộ.
Trước khi cứu hộ cần thông báo với những người phía trong, tránh tình trạng bất ngờ khi thang trôi khiến người bên trong hoảng sợ.