Quy trình kiểm tra hố thang trước khi lắp đặt thang máy gia đình
Hỗ thang máy là khu vực kỹ thuật quan trọng cần được hoàn thiện để đảm bảo thiết bị được đưa vào ứng dụng hiệu quả và an toàn. Đối với hố thang cần được thi công đúng tiêu chuẩn, đúng tiến độ mới giúp việc lắp đặt và đưa thang máy vào sử dụng diễn ra tốt đẹp. Bởi thế, tiến hành kiểm tra hố thang trước khi lắp đặt thang máy gia đình là điều cần được chú ý. Có thể thực hiện theo đúng quy trình mới giúp ứng dụng thang máy hiệu quả, diễn ra suôn sẻ.
* Kiểm tra khu vực hố pit thang máy.
Hoàn thiện khu vực hố pit đúng yêu cầu là điều cơ bản cần thực hiện để thang máy có được không gian hoạt động lý tưởng và an toàn nhất. Hố pit là không gian nằm ở dưới cùng của hệ thống giếng thang, thường dưới lòng đất và cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản khi kiểm tra là:
- Yêu cầu về độ sâu: với từng thiết bị thang máy gia đình cụ thể khị được đưa vào sử dụng thì chiều sâu được quy định có những khác biệt nhất định. Đảm bảo chiều sâu đúng tiêu chuẩn của thiết bị được đặt mua, trong đó thông số tối thiểu cần đạt là 550mm.
- Yêu cầu về kích thước: đối với kích thước của hố pit thang máy đúng bằng với kích thước của hố thang. Vì vậy, khi thi công cần chú ý bám sát vào bản vẽ kỹ thuật được công ty thang máy cung cấp.
- Khả năng chống thấm: hố pit thang máy do nằm sâu dưới lòng đất nên vấn đề chống thấm cần được đặc biệt chú ý. Chọn phương án chống thấm thích hợp, tiến hành đúng quy trình và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có tác động tiêu cực tới thiết bị thang máy khi đưa vào sử dụng.
- Quá trình kiểm tra hố pit cần chú ý thực hiện vệ sinh sạch sẽ, tổng thể và đầy đủ.
+ Kiểm tra hệ thống dầm kỹ thuật hố thang máy.
Trong không gian hệ thống hố thang máy là nơi để lắp đặt từ hệ thống ray dẫn hướng cabin, đối trọng lẫn cabin của thiết bị. Bởi thế, việc có thể hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp thang máy đưa vào sử dụng có chất lượng cao như mỗi nhà yêu cầu, đặc biệt thang dùng cho gia đình thì phần đa chủ nhà đều yêu cầu dùng loại thang máy tiết kiệm diện tích nhất có thể nên khi lắp đặt thang thường rất sát nên việc kiểm tra trước khi lắp đặt cần phải được kiểm tra nghiêm ngặt, chuẩn chỉ.
Khi kiểm tra khu vực dầm kỹ thuật dọc hố thang cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản như:
- Về khoảng cách yêu cầu 1500 – 2000mm phải có một điểm bắt cố định rail dẫn hướng cho cabin thang máy và cần có dầm bê tông, hoặc dầm thép đầy đủ.
- Tiến hành kiểm tra dọc hố thang từ vị trí tầng thấp nhất tới tầng trên cùng của ngôi nhà, đảm bảo có đầy đủ hệ thống dầm kỹ thuật theo yêu cầu.
- Dầ bê tông thường sẽ được hoàn thiện ở vị trí ngay sàn mỗi tầng và khóa 4 mặt của hố thang, đối với dầm giữa sẽ khóa 3 mặt của hố thang.
- Tại vị trí mặt cửa thang cần có dầm để treo cách cửa của từng tầng, đảm bảo vị trí nằm cách mặt sàn từ 2200 – 2300mm.
- Nếu là công trình tòa nhà lớn thì việc thi công cần tiến hành đúc bê tông toàn bộ.
* Kiểm tra khu vực phòng máy và sàn phòng máy.
Bước tiếp theo cần kiểm tra trước khi đưa thang máy vào sử dụng chính là tiến hành xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về sàn phòng máy và phòng máy. Những thiết bị thang máy gia đình động cơ có hộp số thì hoàn thiện chất lượng, chuẩn xác sàn phòng máy là yêu cầu cơ bản. Trong đó, các hạng mục cần kiểm tra ở phòng máy là:
- Số lượng, kích thước và vị trí của các lỗ kỹ thuật cần được xác định chi tiết, đầy đủ.
- Kiểm tra vị trí kết cấu chịu lực của thang máy gia đình cần đảm bảo chịu lực ở hệ thống dầm bao quanh hố thang, tại sàn phòng máy. Đối với hố thang dựng cột bê tông tường gạch thì việc tiến hành ghép dầm bê tông cần được tiến hành với tiêu chuẩn tối thiểu là 220mm x 220mm. Đây chính là bộ phận dầm chịu lực không thể thiếu cần kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng.
- Móc treo pa lăng hoàn thiện tại vị trí nóc của phòng máy để lắp đặt hay bảo trì, sửa chữa thang máy có thể thực hiện hiệu quả.
- Kiểm tra vị trí đặt tủ điện.
- Vị trí nguồn điện chờ cung cấp cho thang máy, cần có đầy đủ cầu dao hoặc CB.
- Vị trí cửa ra vào của phòng máy thang máy.
- Kiểm tra vị trí lỗ thông gió của phòng thang máy.
- Tiến kiểm tra chiều cao của phòng máy.
- Tiến hành vệ sinh phòng máy toàn diện và sạch sẽ.
+ Kiểm tra độ nghiêng và vặn của hố thang máy.
Thực hiện kiểm tra độ nghiêng và độ vặn của hố thang máy là điều quan trọng cần chú ý thực hiện. Với phương pháp kiểm tra một cách thích hợp sẽ giúp quá trình lắp đặt và đưa thang máy có thể đáp ứng tốt cho đòi hỏi thực tế của từng nhà.
- Thực hiện thả dây rọi nằm dọc vị trí hố thang, tiến hành cố định hai đầu đầy đủ.
- Tiến hành đo kích thước từ dây rọi tới vách của hố tại từ vị trí sàn của từng tầng.
- Tổng hợp kết quả để đưa ra được kết luận, đánh giá hố thang có bị nghiêng hay vặn hay không.
- Sử dụng kích thước nhỏ nhất là kích thước chuẩn để tiến hành sản xuất cabin thang máy cho thiết bị.
Tiến hành kiểm tra hố thang máy là yêu cầu cơ bản cần được chú ý thực hiện. Đảm bảo hố thang máy đạt tiêu chuẩn chất lượng giúp lắp đặt và hoàn thiện thiết bị diễn ra thuận lợi như yêu cầu.Thực hiện theo 4 bước để việc ứng dụng thang máy có được kết quả cao như mỗi người mong muốn.