Những chi phí cho cầu thang máy gia đình khi sử dụng
Trước tiên để có thang máy gia đình thì người sử dụng thì người sử dụng cần bỏ 1 khoản chi phí nhất định để lắp đặt thang máy. Mức chi phí cho lắp đặt thang máy tùy thuộc vào nhu của người sử dụng. Để lắp thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc thì cần 1 khoảng chi phí lớn, nhưng để lắp thang máy gia đình liên doanh trong nước thì mức chi phí chủ đầu tư phải bỏ ra chỉ bằng khoảng 1/3 so với chi phí để mua thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.
Ngoài chi phí đầu tư ban đầu cho lắp đặt thang máy thì trong quá trình sử dụng thang máy chủ sở hữu sẽ phải chi trả thêm những khoản chi phí cố định cho thang máy như:
1. Chi phí tiền điện dùng cho thang máy gia đình.
Thang máy gia đình là thiết bị hoạt động bằng nguồn điện, vì vậy để vận hành thang máy thì mỗi tháng đều phải chi 1 khoản cố định cho tiền điện, khoản tiền này lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào công suất của máy kéo thang máy gia đình, phụ thuộc vào số lần sử dụng thang máy mỗi ngày. Đối với thang máy gia đình loại nhỏ, thông thường chỉ sử dụng loại máy kéo có công suất khoảng 2.2 đến 3.7kw nên nguồn điện năng tiêu thụ khá ít, đồng thời thang máy hiện nay còn sử dụng loại máy kéo không hộp số và chế độ tự ngắt khi không có người sử dụng nên càng tiết kiệm điện. Trung bình 1 thang máy gia đình dùng cho 5,6 người trong gia đình thì mỗi tháng chỉ tiêu tốn khoảng 350 nghìn tiền điện.
2. Chi phí cho tiền bảo trì, bảo dưỡng thang máy.
Thang máy cũng giống như các loại máy móc khác, nó cần được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ 1 tháng, 2 tháng hoặc ít nhất 3 tháng 1 lần.
Mức chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng thang máy tùy thuộc vào từng dòng thang máy, tùy thuộc vào nhu cầu bảo trì của từng gia đình hoặc tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của chính thang máy đó. Thông thường chi phí cho việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy hàng tháng sẽ rơi vào mức 400 – 600 nghìn mỗi tháng đối với loại thang máy gia đình liên doanh. Còn đối với thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc sẽ có mức giá cao hơn khá nhiều do chính sách độc quyền của họ.
3. Chi phí thay thế trang thiết bị vật tư thang máy.
Là máy móc thiết bị điện, điện tử, vì vậy thang máy gia đình có thể xảy ra lỗi hư hỏng bất cứ lúc nào, đặc biệt là những thang máy không được bảo trì, bảo dưỡng đúng định kỳ và đúng cách. Thông thường giai đoạn 2,3 năm đầu của thang máy do thiết bị còn mới nên khá ít hỏng hóc, tuy nhiên vào những năm sau thì hiện tưởng hỏng hóc có thể xảy ra nhiều hơn với những thang máy không được bảo trì, bảo dưỡng. Còn đối với những thang máy được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên thì hư hỏng sẽ ít xảy ra.
Chi phí cho thay thế thiết bị vật tư thang máy khó có thể nói trước được, có thể thang máy chỉ hư hỏng vài bóng điện, hoặc đèn led của hiện thị của thang, hoặc những thứ lớn hơn. Mỗi thiết bị có giá thành khác nhau, nên rất khó định lượng.
Tuy nhiên nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên thì mức chi phí cho việc thay thế trang thiết bị hư hỏng cũng khá ít.
Ngoài các khoản chi phí trên thì thang máy gia đình còn tốn chi phí kiểm định lại thang. Mức chi phí cho kiểm định khá ít, thông thường khoảng 3 năm mới kiểm định thang 1 lần, đối với thang cũ hơn thì 2, năm hoặc 1 năm kiểm định 1 lần với chi phí kiểm định khoảng 2 triệu đồng cho mỗi lần.