Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

Trách nhiệm các bên trong hợp đồng thang máy

Thang máy là thiết bị máy móc khá nhiều tiền, vì vậy để tránh xảy ra những xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện mua bán, lắp đặt, vận hành, sử dụng và bảo trì bảo dưỡng thang máy thì giữa bên mua và bên bán được rằng buộc nhau bởi 1 hợp đồng kinh tế.

Trong hợp đồng mua bán thang máy được thể hiện khá chi tiết về thông tin giữa bên mua và bên bán, ngoài ra còn quy định về cấu hình của cầu thang, giá thang máy, thời hạn bảo hành thang, các công việc cụ thể mà mỗi bên phải làm.
Ngoài ra hợp đồng mua bán thang máy giữa 2 bên sẽ quy định về trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng này. Với hợp đồng mua bán thang máy gia đình sẽ thể hiện rõ trách nhiệm của bên mua và bên bán như sau:

1. Trách nhiệm của bên mua thang máy bao gồm.

+ Bên mua thang máy sẽ phải xây dựng một hố thang máy để phục vụ cho việc lắp đặt thang, hố thang máy này cần phải được xây dựng theo đúng bản vẽ chi tiết mà bên bán thang cung cấp.
+ Sau khi hố thang máy được xây dựng hoàn thiện, sẵn sàng cho việc lắp đặt thang máy thì bên mua cần phải thông báo với bên bán để bên bán lên kế hoạch chính xác về thời gian đưa hàng đến công trình và lắp đặt.
+ Thang máy là thiết bị sử dụng nguồn điện 3 pha, vì vậy bên mua thang máy phải cung cấp được nguồn điện 3 pha 380v, 220VAC, 15KVA/01 thang, nguồn điện này phải được thực hiện 4 dây trong đó có 3 dây pha, 1 dây trung tính đến trước phòng máy để bên bán có nguồn điện phục vụ lắp đặt thang.
+ Bên mua thang máy cần cung cấp 1 dây tiếp địa đến phòng máy để phục vụ cho chống nhiễu thang máy.
+ Bên mua thang máy cần cung cấp đủ nguồn điện, bao gồm cả điện 3 pha cho lắp đặt thang máy và nguồn điện 1 pha phục vụ cho chiếu sáng và làm việc của bên cung cấp.

Trách nhiệm các bên trong hợp đồng thang máy

+ Bên mua thang máy phải cung cấp 1 kho chứa đồ đủ để bên bán tập kết hàng hóa đến công trình để tiến hành lắp đăt.
+ Sau khi thang máy được bên cung cấp lắp đặt xong phần khung, bên mua phải có trách nhiệm hoàn thiện phần mặt tiền trước cửa thang máy.
+ Ngoài ra bên mua thang máy cần thanh toán đầy đủ tiền mua thang máy theo đúng tiến độ mà hợp đồng quy định.

2. Trách nhiệm của bên bán thang máy.

+ Cung cấp thang máy đúng với như đặc tính kỹ thuật được đính kèm tại hợp đồng mua bán thang máy.
+ Cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh thang máy, cũng như vận hành thang máy thử cho đến khi kiểm định, bàn giao cầu thang cho bên mua
+ Bên cung cấp thang máy sẽ tự chịu trách nhiệm an toàn lao động trong thời gian thi công, lắp đặt thang máy.
+ Có trách nhiệm cung cấp, tư vấn cho khách hàng, cũng như giám sát trong quá trình xây dựng hố thang máy.
+ Cung cấp hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, mời kiểm định, kiểm định an toàn cho thang máy.
+ Bên bán thang máy cho trách nhiệm bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng thang máy cho đến hết 18 tháng bảo hành.
Mỗi bên đều có trách nhiệm được quy định rõ trong hợp đồng, và khi đã kí kết hợp đồng thì 2 bên sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng với điều khoản trong hợp đồng, điều đó sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi bên.

Bạn đang ở trang: Home Có thể bạn chưa biết Trách nhiệm các bên trong hợp đồng thang máy

Tin tức thang máy

Những lý do thang máy không thể rơi tự do Những lý do thang máy không thể rơi tự do Thang máy rơi tự do là hiện tượng khi cabin thang máy đột ngột mất kiểm soát và di chuyển xuống dưới với tốc độ rất nhanh, không tuân theo quy trình vận hành bình thường. Đây là một tình huống nguy hiểm đối với cả người sử dụng thang máy và thang...

Xem tiếp