Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

Các loại chi phí sau khi lắp đặt thang máy chủ đầu tư nên biết

Thang máy cũng là 1 loại phương tiện giao thông, do đó trong quá trình sử dụng thang máy, chủ sở hữu sẽ phải mất các khoản chi phí như chi phí cho hoạt động thang máy, chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng thang máy, chi phí điện năng, chi phí hao mòn, chi phí sửa chữa...
Các loại chi phí cụ thể mà chủ sở hữu thang máy phải bỏ ra sau khi lắp đặt thang máy như:

 1. Chi phí tiền điện.

Chi phí tiền điện sử dụng thang máy là chi phí bắt buộc, bởi thang máy là thiết bị hoạt động bằng nguồn điện. Tuy nhiên chi phí tiền điện hết bao nhiêu mỗi tháng còn phụ thuộc vào một số các yếu tố như: số tầng thang máy hoạt động, số lần sử dụng của thang máy, công suất động cơ, cấu tạo chung của thang máy...
Đối với thang máy gia đình thì chi phí tiền điện hàng tháng cũng chỉ giao động từ 300 – 500 nghìn đồng tùy thuộc vào mức độ sử dụng của thang máy.

Các loại chi phí sau khi lắp đặt thang máy chủ đầu tư nên biết

2. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ.

Thang máy là thiết bị điện, điện tử, nó lại là thiết bị chở người theo chiều thẳng đứng của tòa nhà, do đó trong quá trình sử dụng bắt buộc phải bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên.
Chi phí bảo trì thang máy sẽ tùy thuộc vào loại thang máy, vào chiều cao từng công trình thang máy, tải trọng thang máy, số lần bảo trì thang máy, tuổi thọ của thang máy, vị trí lắp thang máy, số tầng...
Các yếu tố cơ bản để tính được chi phí bảo trì thang máy:
+ Vị trí lắp đặt thang máy: vị trí lắp thang sẽ bao gồm cả vị trí địa lý và vị trí lắp thang máy trong nhà hay ngoài trời của thang máy, từ đó để tính toán chi phí lắp thang máy.
+ Số tầng cũng gây ảnh hưởng đến chi phí lắp thang: số tầng thang máy cũng gây ảnh hưởng đến chi phí lắp thang, số tầng càng cao, chi phí bảo trì thang máy sẽ càng nhiều.
+ Loại thang máy cũng ảnh hưởng đến chi phí bảo trì: thang máy sẽ có nhiều loại, như thang máy cáp kéo, thang máy thủy lực, thang máy chân không...thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, thang máy liên doanh trong nước...mỗi loại sẽ có mức giá bảo trì khác nhau, do đó khác hàng lựa chọn loại nào thì chi phí bảo trì sẽ là mức giá đó.

3. Chi phí cho việc sửa chữa, thay thế linh kiện, chi phí hao mòn thang máy.

+ Chi phí sửa chữa: loại chi phí sửa chữa cho thang máy gần như là nằm trong chi phí bảo trì bảo dưỡng thang máy.
+ Chi phí thay thế linh kiện thang máy: loại thay thế linh kiện thang máy sẽ tùy thuộc vào linh kiện thiết bị hư hỏng để thay thế. Do đó giá thành cũng phụ thuộc vào từng loại linh kiện.

Các loại chi phí sau khi lắp đặt thang máy chủ đầu tư nên biết

+ Chi phí hao mòn thang máy: đây là khoản chi phí cố định của thang máy sau khi lắp đặt. Do đặc tính riêng, nên thang máy sau khi lắp đặt sẽ không tháo ra để lắp vào nơi khác được, thang máy sẽ hao mòn dần theo thời gian sử dụng, cho đến khi khấu hao hết, hết hạn sử dụng thì tháo dỡ, bỏ đi.
Để giảm bớt các loại chi phí khi sử dụng thang máy, cách tốt nhất cho các chủ đầu tư là sau khi lắp đặt, đưa thang máy vào sử dụng cần có chính sách bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên, theo định kỳ, từ đó sớm phát hiện được những lỗi của thang, có biện pháp sửa chữa kiph thời, tránh những hư hỏng nặng xảy ra.

Bạn đang ở trang: Home Có thể bạn chưa biết Các loại chi phí sau khi lắp đặt thang máy chủ đầu tư nên biết

Tin tức thang máy

Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là gì Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là gì Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là gì. Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là loại thang máy được sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh từ nước ngoài và sau đó nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam mà không qua bất kỳ khâu sản xuất hay lắp ráp bổ sung nào tại V...

Xem tiếp