Những khoản chi phí chủ nhà phải chuẩn bị khi mua thang máy
Để lắp đặt thang máy trước hết người sử dụng cần chú ý chuẩn bị các khoản tiền phục vụ cho việc mua thang máy và lắp đặt thang máy, và khoản tiền chính cần phải chuẩn bị là tiền để mua thang máy.
Ngoài khoản tiền chính để mua thang máy, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị thêm các khoản chi phí khác như.
1. Chi phí để kéo điện 3 pha cho lắp thang máy.
Động cơ thang máy là thiết bị hoạt động bằng nguồn điện 3 pha, do đó để lắp đặt thang máy người ta sẽ phải kéo nguồn điện 3 pha đến công trình, hoặc nếu dùng điện 1 pha thì phải có bộ chuyển đổi điện 1 pha sang điện 3 pha trước khi cấp điện cho thang máy, và đồng thời phải chuẩn bị bộ ổn áp để ổn định nguồn điện.
Chi phí cho kéo điện 3 pha cần chuẩn bị nhằm mục đích mua vật tư dây điện 3 pha, tiền thuê nhân công lắp điện 3 pha, chi phí đóng thuế cho nhà nước. Nhìn chung chi phí cho kéo điện 3 pha sẽ khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào vị trí cần kéo điện.
2. Chi phí cho xây dựng hố thang máy.
Chi phí xây dựng hố thang máy là khoản chi phí nằm ngoài chi phí mua thang máy như chi phí tiền lắp điện 3 pha. Chi phí xây dựng hố thang máy sẽ phụ thuộc vào việc lắp đặt hố thang máy theo hình thức nào, có thể là lắp đặt hố thang máy theo hình thức cột bê tông, tường gạch, và dạng xây dựng bằng sắt thép, dùng kính hoặc alumi bao che quanh hố thang.
Mỗi loại xây dựng chi phí khác nhau, loại chi phí này có thể dao động từ 20 triệu đến 100 triệu tùy thuộc vào hình thức khách hàng lựa chọn.
3. Khoản chi phí cho hoàn thiện mặt tiền.
Hoàn thiện mặt tiền sẽ được thực hiện sau khi thang máy được lắp đặt xong phần cơ khí, lúc này sẽ chủ đầu tư sẽ thuê thợ hoàn thiện mặt tiền bằng cách ốp đá, ốp gạch, ốp kính, ốp gỗ, ốp inox hoặc xây trát và sơn mặt tiền.
Chi phí để hoàn thiện mặt tiền sẽ tùy thuộc vào loại vật liệu lựa chọn để ốp mặt tiền và chiều cao tầng, số lượng tầng để tính ra chi phí cụ thể.
4. Loại chi phí sử dụng thang máy.
Chi phí sử dụng thang máy sẽ gồm các loại chi phí như chi phí bảo dưỡng, bảo trì thang máy, chi phí tiền điện, chi phí thay thế trang thiết bị vật tư khi cần thiết, chi phí kiểm định thang máy khi đến hạn...
Các loại chi phí này ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào từng loại thang máy, nhu cầu sử dụng, chế độ chăm sóc thang máy, mục đích sử dụng của thang máy, tốc độ sử dụng của thang máy.
Như vậy nếu muốn lắp đặt thang máy, chủ đầu tư ngoài việc phải chuẩn bị tiền mua thang máy còn cần chuẩn bị các loại chi phí cụ thể như trên để hoàn thiện được thang máy và có thể sử dụng thang máy.
5 .Những nguyên nhân có thể khiến thang máy bị ngập nước
Thang máy bị ngập nước là hiện tượng thang máy bị nước tràn vào hố thang, ngập hố pít, nước hắt vào phòng máy...hiện tượng ngập nước có thể do các yếu tố khách quan tác động vào, cũng có thể do người sử dụng vô tình khiến thang máy bị ngập nước.
Những nguyên nhân có bản nhất có thể khiến thang máy bị ngập nước như sau.
5.1. Ngập nước do thời tiết.
Ngập nước do thời tiết là hiện tượng phổ biến nhất, thang máy rất dễ bị ngập nước vào mùa mưa nếu khi xây dựng thang máy không chú ý. Nước mưa có thể ngập từ ngoài đường tràn vào nhà và xuống hố pít thang máy, nó cũng có thể hắt từ ô thoáng, cửa số của phòng máy hoặc hố thang vào thang máy.
Việc ngập nước do thời tiết là việc có thể tránh được nếu quá trình xây dựng hố thang được chú ý đúng cách, nghĩa là khi xây dựng hố thang cần chú ý về việc mở cửa chớp phòng máy, cửa sổ hố thang máy, biện pháp ngăn nước từ ngoài tràn vào nhà, chống thấm hố pít thang máy tốt.
5. 2. Hiện tượng ngập nước thang máy do vị trí lắp đặt thang.
Vị trí lắp đặt thang máy có thể khiến thang máy bị ngập nước là do khi xây dựng hố thang máy đã đi đường ống dẫn nước ở trong hố thang máy, hoặc xây dựng hố thang máy ngay cạnh bể nước, bể phốt, việc chống thấm hố pít kém, có thể dẫn đến nước ngấm vào hố thang máy, hoặc nếu vỡ đường ống nước sẽ gây ngập hố thang máy.
Vị trí lắp đặt thang máy có thể là nguyên nhân khiến thang máy xảy ra các hiện tượng ngấm nước, việc ngấm nước vào hố thang máy lâu ngày sẽ dễ gây hiện tượng ẩm mốc, hư hỏng thiết bị thang máy làm giảm độ bền của thang máy.
5. 3. Ngập nước hố thang máy do quy trình và chất lượng chống thấm kém.
Nếu thợ thi công kém, có thể xảy ra hiện tượng hố thang máy sau khi xây dựng sẽ bị ngấm nước, đặc biệt với những thang máy lắp đặt ngoài trời.
Việc chống thấm hố pít không đúng cách, không đúng tiêu chuẩn cũng là nguyên nhân khiến thang máy bị ngấm nước, không chỉ thang máy ngoài trời mà cả thang máy trong nhà cũng vậy.
5. 4. Các biện pháp chống ngập nước cho thang máy.
Biện pháp chống ngập nước thang máy đầu tiên sẽ là việc xây dựng hố thang máy đúng tiêu chuẩn, việc xây dựng hố thang máy đúng tiêu chuẩn, chống thấm đúng quy định, thì sẽ hạn chế được hiện tượng ngập nước ở hố thang máy khi sử dụng.
Ngoài ra việc chống ngập nước thang máy còn cần chú ý trong quá trình sử dụng, như không sử dụng thang máy vận chuyển nước hoặc chất lỏng, nếu gặp hiện tượng trời mưa cần đưa thang máy lên tầng cao, ngắt điện thang máy, đóng toàn bộ cửa thông gió, cửa sổ của phòng máy hoặc hố thang, tránh nước hắt vào thang máy. Bên cạnh đó còn chú ý không để hiện tượng tràn nước ra sàn nhà, vì khi tràn nước ra sàn nhà sẽ khiến nước tràn vào thang máy.