Các thao tác khi bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là công việc quan trọng trong quá trình hoạt động của thang máy, việc bảo trì thang máy sẽ cần thực hiện ở các bộ phận của thang máy như phòng máy, nóc cabin, giếng thang, hố pít, cửa tầng của thang, cabin....
1. Công việc bảo trì phòng máy thang máy.
+ Vệ sinh phòng máy: vệ sinh phòng máy cần thực hiện bảo trì các thiết bị máy móc, hút bụi, lau chùi bụi bẩn, bởi để lâu sẽ ảnh hưởng tới thang máy.
+ Máy kéo: động cơ thang máy là thiết bị quan trọng nhất của thang máy, nó ảnh hưởng tới cả sự hoạt động của toàn bộ thang máy, do đó cần bảo dưỡng động cơ thường xuyên, đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru, không gây tiếng ồn khi hoạt động.
+ Cáp tải: là bộ phận chịu lực của cabin, đối trọng thang máy, do đó nó cần được bảo trì, lau chùi, vệ sinh, kiểm tra thường xuyên khi hoạt động.
+ Tủ điều khiển: đây là hệ điều khiển toàn bộ thang máy, do đó nó được coi như bộ não của thang máy, để đảm bảo thang máy hoạt động tốt cần kiểm tra, bảo trì thường xuyên cho tủ điện.
+ Nguồn cấp điện: nguồn cấp điện cho thang máy rất quan trọng, nếu nguồn cấp xảy ra trục trặc, thang máy sẽ bị chập chờn khi hoạt động, nó sẽ gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của thang máy, cũng như gây hư hỏng thiết bị.
+ Puly thang máy: đây là hệ thống ròng rọc tiếp xúc trực tiếp với cáp tải thang máy, do đó cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, nhằm đảm bảo độ bền cho cáp tải.
2. Bảo trì nóc cabin:
+ Toàn bộ nóc cabin: kiểm tra các hệ thống khung an toàn của nóc cabin, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống rail dẫn điện, vệ sinh và làm sạch nóc cabin.
+ Shoe trên cabin: Kiểm tra khe hở shoe, độ mòn cho phép nhằm đảm bảo khe hở và độ mòn đều trong giới hạn cho phép.
+ Thắng cơ: khi bảo trì cần kiểm tra thắng cơ, đánh giá khả năng hoạt động của thắng cơ.
+ Đầu cáp: Khi bảo trì cần kiểm tra 2 đầu cáp của cáp tải, xác định khả năng hoạt động, mức độ an toàn.
3. Bảo trì giếng thang máy.
+ Giếng thang cần được che chắn an toàn, không ẩm thấp, không thấm nước, khô thoáng, ánh sáng đầy đủ.
+ Kiểm tra puly đối trọng: các đai ốc, chốt bi, cấp cao su, kẹp cáp cần được kiểm tra các mối nối, đảm bảo được kết nối chắc chắn, an toàn.
+ Hệ thống dây điện: kiểm tra đảm bảo 100% nguồn điện không bị hở, kiểm tra các mối nối đảm bảo chắc chán, đúng kỹ thuật.
+ Ngoài ra kiểm tra các bộ phận như tay cờ, lá cờ, hộp giới hạn, rail đối trọng, rail cabin mỗi lần bảo trì.
3.1 Bảo trì hố pít thang máy:
Hố pít là bộ phận chỉ dành riêng cho thợ kỹ thuật thang máy, do đó những người không phận sự không được đến gần. do đó việc bảo trì hố pít, dọn dẹp, vệ sinh hố pít đều là công việc của thợ kỹ thuật thang máy.
+ Kiểm tra hàng rào an toàn: kiểm tra đảm bảo hàng rào dan toàn cần chắc chắn, đảm bảo không có tác động từ bên ngoài trong quá trình bận hành.
+ Kiểm tra Buffer cabin và đối trọng: cần được kiểm tra khoảng hở đạt tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn khi thang máy di chuyển lên xuống.
+ Kiểm tra các bộ phận dưới hố pít khác như: đối trọng governor, sh oe dưới cabin...
4. Bảo trì cửa tầng.
Bảo trì cửa tầng sẽ bao gồm các công việc như kiểm tra, đánh giá độ cong, vênh của sill cửa, yếm che sill, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của cửa tầng, kiểm tra độ lắc của guốc cửa, kiểm tra độ mòn của rail cửa, kiểm tra và đánh giá độ ma sát và khả năng di chuyển của bánh xe.
Ngoài ra cần kiểm tra cánh cửa, chìa khóa cửa tầng, bảng điều khiển tại các cửa tầng của thang máy .
5. Bảo trì cabin thang máy.
Đây được coi là nội thất của thang máy, nó là nơi thể hiện tính thẩm mỹ của thang, cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng. Do đó khi bảo trì cabin thang máy thường sẽ kiểm tra toàn bộ thang, đánh giá chất lượng hoạt động, độ sạch sẽ, độ nhạy của bảng điều khiển, mức độ hoạt động của cửa cabin, hệ thống chiếu sáng và thông gió của cabin...
Việc bảo trì thang máy cần thực hiện theo định kỳ, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, êm ái, an toàn và kéo dài tuổi thọ cho thang máy.