Chi phí nâng tầng cho thang máy đã đưa vào sử dụng
Nâng tầng cho thang máy là hình thức lắp thêm thang máy cho các tầng phía trên của tòa nhà mà chưa có thang máy và nay muốn lắp thêm hoặc nhà cố định đã lắp thang máy và nay muốn nâng thêm tầng.
Vậy lắp thêm tầng cho thang máy có phức tạp, có gây tốn kém nhiều chi phí hay không thì cùng tìm hiểu về hình thức này.
Để lắp thêm tầng cho thang máy sẽ phải tốn kém một số các loại chi phí như chi phí tháo dỡ phần trên cùng của thang máy, chi phí lắp đặt thêm rail dẫn hướng, chi phí thay mới cáp tải, chi phí thay cáp tín hiệu, cáp điện, chi phí mua thêm hệ thống cửa tầng, bảng gọi tầng, chi phí phát sinh khác như ốp mặt tiền, kiểm định lại thang...
Chi phí lắp thêm tầng cho thang máy sẽ phụ thuộc vào loại thang có phòng máy hay thang máy không phòng máy.
1. Chi phí nâng tầng cho loại thang máy có phòng máy.
Với thang máy có phòng máy sẽ gây tốn kém 1 số các loại chi phí như sau.
+ Chi phí tháo và lắp lại phòng máy: đây là khoản chi phí bắt buộc nếu muốn lắp thêm tầng cho thang máy. chi phí này đơn vị thi công sẽ phá dỡ tầng trên cùng, tháo máy kéo, tủ điện và di chuyển đến nơi khác để thi công.
+ Chi phí thêm rail dẫn hướng: sử dụng rail dẫn hướng để di chuyển thang được đúng hướng, do đó khi muốn lắp thêm tầng cho thang máy phải lắp thêm rail dẫn hướng.
+ Chi phí thay mới cáp tải cho thang máy: riêng với cáp tải của thang máy cần được thay mới, lý do bởi cáp tải thang máy không thể nối được, do đó phải thay mới toàn bộ cáp tải của thang.
+ Chi phí thay cáp điện, hoặc nối thêm cáp điện, cáp tín hiệu: có thể nối thêm cáp để giảm chi phí, hoặc có thể thay mới hoàn toàn cáp điện, cáp tín hiệu cho thang máy, đảm bảo tính ổn định của thang khi hoạt động.
+ Chi phí cho cửa tầng: với tầng mới xây thêm chắc chắn sẽ phải lắp thêm cửa tầng, còn những tầng dưới vẫn tận dụng cửa tầng cũ, hoặc nếu gia đình nào có điều kiện, có thể thay mới các cửa tầng dưới cho đồng bộ mới.
+ Chi phí lắp đặt bảng gọi tầng: những tầng nâng thêm thang máy sẽ phải lắp thêm bảng gọi tầng, việc này giúp người sử dụng xác định vị trí của thang máy và bấm nút điều khiển để di chuyển thang theo nhu cầu sử dụng.
Và sau khi lắp đặt xong hoàn thiện việc nâng tầng, cần căn chỉnh lại thang cho ổn định, sau đó sẽ chi thêm khoản chi phí cho kiểm định lại thang.
2. Chi phí thang máy không phòng máy.
Với thang không phòng máy, khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí tháo dỡ phòng máy, xây dựng phòng máy mới, còn những loại chi phí khác vẫn phải chi trả.
+ Chi phí cửa tầng: là khoản chi phí cần thiết của thang máy khi muốn nâng tầng, cụ thể chi phí bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc thêm bao nhiêu bộ cửa tầng.
+ Chi phí cáp tải, cáp tín hiệu: vẫn phải chi trả chi phí thay mới cho cáp tải, cáp tín hiệu của thang.
+ Chi phí thêm bảng gọi tầng: thêm bao nhiêu tầng thì sẽ thêm bấy nhiêu bảng gọi tầng.
+ Chi phí kiểm định: đây là chi phí bắt buộc sau khi thang máy được lắp đặt, vận hành, chạy thử.
Chi phí nâng thêm tầng cho thang máy có thể dao động từ 30 đến 60 triệu đồng, tất nhiên chi phí sẽ phụ thuộc cụ thể vào số tầng cần được nâng.
3. Sự khác nhau giữa thang máy điện và thang máy cuốn
Thang máy điện và thang máy cuốn tuy đều là thang máy, mục đích chở người hàng hóa giữa các tầng trong tòa nhà, tuy nhiên 2 loại thang máy này có sự khác nhau cơ bản.
Những khác nhau giữa thang máy điện và thang máy cuốn như sau.
3.1. Khác nhau về nguyên tắc hoạt động.
+ Thang máy điện: là loại thang máy chuyên sử dụng lắp đặt cho các công trình xây dựng từ thang máy nhà cao tầng đến thang máy nhà thấp tầng. Loại thang máy điện hoạt động theo phương thẳng đứng, nó sử dụng hệ thống cáp kéo và đối trọng để nâng, hạ cabin thang máy vận hành lên xuống.
+ Về thang máy cuốn: là loại thang máy hoạt động theo dạng băng chuyền, nó di chuyển liên tuch, thường xuyên, được lắp đặt riêng lẻ từng tầng, loại thang này chỉ lắp đặt cho nhà thấp tầng, những nơi đông người qua lại hàng ngày.
3.2. Khác nhau về kiểu dáng.
+ Thang máy điện: Loại thang máy này xây dựng theo chiều thẳng đứng dọc theo tòa nhà, nó là dạng hộp chứa, có cửa đóng ra, đóng vào khi đón, trả khách.
+ Thang máy cuốn: là loại thang di chuyển theo dạng băng chuyền theo từng tầng 1. Loại thang này người sử dụng không cần điều khiển lệnh, nó di chuyển liên tục theo hình bậc thang, người sử dụng chỉ đứng lên trên là được.
3.3. Công dụng của 2 loại thang.
+ Thang máy điện: loại thang này được lắp đặt ở cả nhà cao tầng, nhà thấp tầng, dùng để di chuyển hàng hóa, người.
+ Thang máy cuốn: loại này thường chỉ sử dụng ở công trình thấp tầng, những nơi mặt bằng lớn, đông đúc người qua lại, và mục đích chính vẫn là chở người. có thể chở hàng hóa, nhưng hàng hóa nhỏ, nhẹ.
3.4. Khác nhau về hình thức di chuyển giữa 2 loại thang.
+ Thang máy điện: loại thang này di chuyển theo chiều dọc, thẳng đứng, nó có cabin và nhiều cửa ra vào.
+ Thang máy cuốn: loại thang này di chuyển theo dạng liên tục, người sử dụng cần bước lên, xuống mỗi lần muốn di chuyển.
3.5. Về giá thành của 2 loại thang.
+ Thang máy điện: thang máy điện có nhiều loại, giá thành có thể dao động từ 290 triệu đến hơn 1 tỷ, tùy thuộc vào từng loại thang, số tải trọng và số tầng.
+ Thang máy cuốn: thang máy cuốn có giá thành dao động từ khoảng 200 triệu đến 600, 700 triệu tùy vào kích thước, số tầng của thang.
3.6. Những công trình phù hợp cho sử dụng thang.
+ Thang máy điện: phù hợp cho sử dụng rất nhiều các công trình xây dựng, từ nhà thấp tầng đến nhà cao tầng, từ nhà diện tích nhỏ đến nhà diện tích lớn, từ thang máy gia đình đến thang máy các tòa nhà cao trọc trời.
+ Thang máy cuốn: là loại thang máy chỉ phù hợp với các công trình xây dựng nhà thấp tầng, nhưng nơi có diện tích lớn, có đông người qua lại hàng ngày.
Mỗi loại thang máy sẽ phù hợp với từng công trình xây dựng cụ thể, phù hợp với nhu cầu sử dụng, do đó khách hàng khi sử dụng thang máy cần chú ý lựa chọn loại thang máy phù hợp.