Tin tức thang máy
Văn hoá ứng xử của sinh viên khi đi thang máy
Để thuận tiện cho quá trình di chuyển, ở những toà nhà cao tầng thường được lắp đặt thang máy phục vụ cho quá trình di chuyển, đi lại của con người. Các trường đại học thông thường cũng được lắp thang máy để sinh viên thuận tiện hơn trong việc tới giảng đường học tập, không tốn quá nhiều thời gian leo thang bộ ở những dãy nhà cao tầng. Song văn hoá ứng xử của sinh viên, giới trẻ khi đi thang máy thì cần được nói tới rất nhiều.
1. Thực trạng văn hoá ứng xử của sinh viên khi đi thang máy.
Mỗi người, mỗi cá nhân lại có những cách ứng xử khác nhau trong mỗi tình huống. Ở các trường đại học thông thường tâp trung số lượng sinh viên vô cùng lớn vì thế nhu cầu đi thang máy cũng tăng cao, nhất là vào giờ cao điểm. Tình trang chen lấn, xô đầy nhau khi đi thang máy là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhất là với đối tượng sinh viên, là những người trẻ.
Điều này là hết sức bình thường bởi số lượng thang máy có hạn, nhu cầu đi lại của sinh viên lại cao mà chẳng ai muốn mình muộn học, phải leo thang bộ mất nhiều thời gian nên phải chen lấn nhau để tranh giành được chỗ trong thang máy nhanh chóng, sớm nhất cho kịp giờ học của mình.
Không những thế, có nhiều sinh viên khi đi thang máy còn có tình trạng nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn, nghịch phá trong thang máy,… làm ảnh hưởng tới người xung quanh, gây ấn tượng xấu về bản thân và ngôi trường đang theo học nếu trong số người di thang máy có quan khách tới thăm và làm việc với trường.
Tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức kém như vậy. Có những sinh viên vẫn có ý thức cao, luôn chú ý tới việc tôn trọng nhau trong quá trình đi thang máy, không bon chen, xô đầy mà xếp hàng chờ tới lượt, nhất là vào giờ cao điểm tạo nên trật tự và an toàn tối đa khi đi thang máy.
2. Biện pháp của nhà trường trong việc xây dựng văn hoá đi thang máy.
Để có được văn hoá ứng xử văn mình, lịch sự khi đi thang máy thì Nhà trường cũng cần vào cuộc để xây dựng cho sinh viên văn hoá đi thang máy đúng đắn nhất. Đó cũng chính là cách để học làm người hiệu quả.
Việc xây dựng một quy định về những điều được làm và không được làm khi đi thang máy, có hình thức xử lý rõ ràng đối với những sinh viên vi phạm lâu dần sẽ giúp mỗi sinh viên thực hiện theo, trở thành một thói quen, một nếp văn minh mới ở trường đại học, một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của giới trẻ.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, vào những giờ cao điểm khi lượng sinh viên quá đông mà nhu cầu của thang máy không thể đáp ứng nổi nhưng mỗi sinh viên luôn trật tự xếp hàng tới lượt mình đi thang máy lên lớp học mà họ cần đi thì quá trình vận hành của thang máy trở nên nhịp nhàng, hiệu quả hơn và cũng giúp cho mỗi người có thể nhanh chóng tới được nơi họ cần tới và tạo nên một nét đẹp trong văn hoá ứng xử tại trường học, giúp mỗi người có được thói quen tốt. Đó chẳng phải là quá tuyệt vời, quá văn minh hay sao?
Ý thức của con người là vô cùng quan trọng. Vậy nên để tạo nên một nét văn hoá trong khi đi thang máy, hãy có những hình thức tuyên truyền, giáo dục tới mỗi sinh viên để nâng cao ý thức của họ lên hơn bao giờ hết.
3. Những cách ứng xử khi đi thang máy.
Có cách ứng xử đúng đắn khi đi thang máy là cách để bạn thể hiện văn minh, văn hoá của bản thân mình, văn hóa gia đình, xã hội. Hãy lưu ý và thực hiện một số điểm sau trong quá trình đi thang máy để luôn là một người lịch sự, có văn hoá, có giáo dục:
- Nếu thang máy có nhiều người chờ, bạn cần xếp hàng theo thứ tự đứng về hai phía để chờ thang máy, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy gây những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với bạn và những người xung quanh.
- Lưu ý nhường nhịn cho người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật, phụ nữ có thai khi đi chung thang máy với mình, đồng thời có ý thức giúp đỡ họ.
- Tuyệt đối không được chen lấn, cười đùa, gây mất trật tự trong quá trình đi thang máy.
- Khi đứng trong thang máy bạn cần phải đứng hướng ra cửa thang máy, tránh tình trạng đứng đối diện với đám đông, hạn chế tình trạng gặp nguy hiểm khi có sự cố xảy ra.
- Nếu bạn là người đứng gần bảng điều khiển hãy chú ý giữ nút đóng, mở cửa khi có người ra vào thang máy để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người trong thang máy.
- Đừng cố chen vào thang máy đã quá tải để giúp thang máy vận hành tốt với độ an toàn cao nhất. Việc bạn cố đi thang máy đã quá tải sẽ vô tình gây ra những sự cố đáng tiếc có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và những người khác, khi thang máy quá tải cũng khiến cho thang máy không hoạt động được.
- Luôn tỏ thái độ thân thiện và biết nói lời cảm ơn nếu như bạn được ai đó giúp đỡ khi đi thang máy là cách để bạn thể hiện văn hoá của bản thân mình.
Có văn hoá, văn minh khi đi thang máy là cách để bạn bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh mình. Là một người trẻ, một sinh viên được đào tạo có tri thức, có văn hoá hãy cư xử thật văn minh khi đi thang máy để tạo nên nét đẹp trong cuộc sống, lại giúp con người với con người thân thiện với nhau hơn. Cùng xây dựng văn hoá ứng xử để mỗi sinh viên luôn mang tới hình ảnh đẹp trong mắt người khác khi đi thang máy.