Tin tức thang máy
Văn hoá đi thang máy của người Việt và người Nhật
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những đặc điểm khác nhau, thói quen và lối sống khác nhau làm nên nét đặc trung của mỗi vùng đất. Cùng tìm hiểu văn hoá đi thang máy của người Việt và người Nhật để thấy được sự khác biệt giữa văn hoá ứng xử của mỗi dân tộc để có được cái nhìn khái quát nhất.
Văn hoá đi thang máy của người Việt
Văn hoá ứng xử của con người thay đổi trong từng hoàn cảnh và văn hoá ứng xử của người Việt khi đi thang máy có rất nhiều điều đáng nói, đáng quan tâm.
Người Việt ta chưa đưa ra một lối hành xử chung nào, một quy định chung nào trong quá trình đi thang máy mà mỗi người lại có cách ứng xử hoàn toàn khác nhau. Người thì lịch sự, văn hoá và từ tốn không làm ảnh hưởng tới những người khác cùng đi thang máy. Song lại có những người luôn chen lấn, xô đẩy để được đi trong thời gian sớm nhất. Hoặc khi đang trong thang máy lại có những cách ứng xử thiếu văn hoá, không tôn trọng người khác, có thể gây ra những nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, ở những nơi có nhiều người sử dụng thang máy.
Với tâm lý chỉ quan tâm tới bản thân mình mà không cần quan tâm tới những người khác người Việt thường coi thang máy là một nơi riêng tư để mặc sức làm những gì mà họ muốn, chẳng cần quan tâm tới những người khác. Đây là một lối sống ích kỷ, không đẹp của một bộ phần không nhỏ người Việt khi đi thang máy.
Việc một hay nhiều người đợi thang máy khi thang máy tới thì lao ngay vào cửa mà không quan tâm xem có người ra khỏi thang máy hay không, hay tình trạng xô đẩy nhau để chiếm chỗ trong thang máy, hoặc khi thang máy quá tải không ai chịu nhường chỗ,… là những hình ảnh hết sức bình thường xảy ra ở đất nước ta khi người dân đi thang máy đáng để mỗi người suy ngẫm.
Văn hoá ứng xử khi đi thang máy của người Nhật
Đúng là mỗi vùng đất lại có những nét văn hoá khác nhau với lối ứng xử khác nhau. Với người Nhật khi đi thang máy lại có những biểu hiện hoàn toàn khác.
Ở Nhật dù là đi thang máy hay đi thang cuốn thì mỗi người đều có những thói quen rất tốt. Khi đi thang cuốn họ luôn có ý đứng về bên phải, không có tình trạng đứng tràn lan làm cản lối đi của người khác, đi thang máy thì họ sẽ đứng đợi ở xa, cách cửa thang máy tới khoảng 2m để không làm ảnh hưởng tới những người khác trong quá trình tham gia đi thang máy, không có tình trạng chen lấn nhau khi đi thang máy, hay gây tiếng ồn ở trong thang máy, … Người Nhật luôn ý thức được rằng khi đi thang máy, thang cuốn là nơi công cộng, cần tôn trọng những người xung quanh để thể hiện văn hoá của chính mình.
Đặc biệt là ở Nhật họ luôn đưa ra những quy định chung trong quá trình đi thang máy để mỗi người dù ý thức hay không ý thức đều phải thực hiện theo, tạo thành một nếp sống chung, một nét đẹp trong văn hoá ứng xử khi đi thang máy. Với vạch kẻ phân luồng ở thang máy, thang cuốn, những quy định trong việc nhường nhịn người đi thang máy, những nội dung cần phải thực hiện khi đi thang máy, ứng xử khi đang trong thang máy, những việc được làm hay không được làm khi đi thang máy,… để mỗi người khi cùng tham gia đi thang máy có thể tuân thủ, làm theo tạo thành lối sống đẹp cho mỗi người dân Nhật.
Cần tạo ra văn hoá ứng xử đẹp khi đi thang máy cho người Việt
Đã có rất nhiều nước khác nhau tạo cho người dân của họ một nét đặc trưng trong văn hoá ứng xử khi đi thang máy mà tiêu biểu đó chính là ở Nhật. Nhìn vào văn hoá đi thang máy của họ tại sao ở nước ta không thể học tập theo để tạo nên văn hoá ứng xử khi đi thang máy của người dân Việt.
Việc đưa ra những nội quy, quy định khi đi thang máy như văn hoá xếp hàng, giữ gìn trật tự chung, tôn trọng người khác khi đi thang máy, quy định khi ra vào thang máy, nhường nhịn những người đặc biệt như người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật,…, hay cách đứng đợi thang máy,… tạo nên nét đẹp trong văn hoá cho mỗi người dân Việt.
Khi đưa ra những quy định cần có sự nhắc nhở, kiểm soát của những nhà chức tránh, người quản lý để mỗi người đều có ý thức trong mỗi hành xử của mình để tạo thói quen cho bản thân, làm tấm gương cho những người khác từ đó tạo thành một hiệu ứng chung lớn mạnh tạo thành văn minh đi thang máy cho mọi người, mọi vùng miền của đất nước.
Để tạo thành một nét văn mình, trước tiên mỗi người cần tự mình có ý thức hơn trong quá trình sử dụng thang máy ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào để chung tay tạo nên một nền văn hoá ứng xử tốt đẹp, tạo thành một nét đẹp của người dân Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Hãy là một người có văn hoá, văn minh ngay cả trong những hoạt động bình thường như khi đi thang máy bạn nhé!