Tin tức thang máy
Người Việt: Đi 1 tầng cũng phải đi thang máy
Thang máy hiện nay là một phương tiện di chuyển thiết yếu trong các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chỉ đi từ tầng hầm gửi xe lên tầng 1, hay đi đi từ tầng 1 lên tầng 2, tầng 3 người ta vẫn đợi, vẫn đi thang máy. Trong khi đó thời gian đợi thang máy xuống còn lâu hơn rất nhiều so với việc đi bộ.
Tình trạng chen chúc đã không còn gì xa lạ trước cửa thang máy nhỏ xíu, khi người ra còn chưa hết thì người vào đã chen lấn đi vào khiến thang máy cũng chẳng khác gì hệ thống đường bộ của Hà Nội hay Sài Gòn cả. Ở những tòa nhà cao tầng, việc đợi thang máy là cũng khá lâu, phải mất chừng 5 tới 10 phút thang mới có thể về tới tầng sảnh. Vậy mà sau khi đi lên, nó dừng ở tầng 2, rồi lại dừng ở tầng 3. Những du khách tây gặp điều này thì không khỏi ngạc nhiên. Bởi như vậy họ đang làm cho những người lên tầng cao phải mất thêm thời gian đợi ở sảnh kia, bởi sao họ không đi bộ cho lẹ mà cứ phải khư khư đi thang máy, một số bạn tây không khỏi băn khoăn với những câu hỏi kiểu như thế này. Thật ra ai cũng có thể đi bộ, nhưng vì ai cũng Lười cả, nên họ đi thang máy. Không chỉ có người già có tuổi, mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng vẫn chọn đợi 5 7 phút sử dụng thang máy thay vì mất 2 phút leo thang bộ.
Lạm dụng thang máy đã thành căn bệnh của dân văn phòng. Theo các nghiên cứu thì người Việt luôn đứng top thấp còi không phải do chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, mà là do lười vận động. Một số công ty ở Việt Nam hiện nay đã thực hiện các hình thức có thể nói là cưỡng chế để nhân viên của mình có thể vận động nhiều hơn. Đó là cả nhân viên lẫn sếp đều phải đi thang bộ ở một số tầng tối thiểu quy định, nếu đi được càng nhiều thì càng tốt, không vấn đề gì cả, mục đích cuối cùng cũng vì căn bệnh lười vận động ở văn phòng. Leo thang bộ có thể giảm đau lưng, vai gáy, stress,... tốt cho sức khỏe nhiều hơn việc trì trệ ỷ lại vào thang máy.
Thời gian đầu thì ai cũng oải và mệt, nhất là sau khi ăn trưa mà phải leo vài tầng thì ai cũng biểu hiện sự đau khổ lên khuôn mặt. Nhưng ai cũng thực hiện vì không còn sự lựa chọn nào khác.
Chiều cao trung bình của nam giới Việt thấp hơn so với Nhật 8 cm và 10cm so với Hàn Quốc. Lười vận động là một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng chiều cao không phát triển của dân tộc trong thời gian dài. Mặt khác, lười vận động tạo nên những căn bệnh về huyết áp, tim mạch, thoái hóa,... là rất cao. Chính vì vậy, mỗi người nên bỏ ra một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để rèn luyện vận động, có thể kết hợp vừa làm vừa vận động bằng cách từ bỏ thói quen sử dụng thang máy, chuyển sang đi thang bộ chẳng hạn.