Tin tức thang máy
Những thiết bị phải kiểm tra mỗi khi bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là công việc cần thực hiện theo định kỳ 1 tháng hoặc 2 tháng 1 lần, trong quá trình bảo trì thang máy cần chú ý theo dõi, kiểm tra một số các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho thang máy và sự ổn định trong quá trình hoạt động.
1. Kiểm tra hệ thống cứu hộ tự động.
Là thiết bị được lắp đặt ở thang máy, nhằm giúp thang máy có thể cứu hộ được thang trong trường hợp mất điện lưới khi đang hoạt động. nguyên lý hoạt động của thiết bị này là cung cấp nguồn điện được dự trữ sẵn ở ác quy của thiết bị, giúp thiết bị có thể hoạt động trở lại ngay sau khi điện lưới mất, đưa thang máy di chuyển về tầng gần nhất, mở cửa cho người phía trong di chuyển ra ngoài.
Tuy nhiên nguồn điện cứu hộ tự động chỉ là nguồn điện dự phòng, nó không hoạt động thường xuyên, và lại cắm sạc liên tục, do đó dễ bị trai pin, dễ dẫn đến không hoạt động, do đó trong quá trình sử dụng, mỗi lần bảo trì, bảo dưỡng đều phải kiểm tra thiết bị cứu hộ tự động, đảm bảo nó luôn hoạt động.
2. Kiểm tra thiết bị chiếu sáng cabin thang máy.
Hệ thống chiếu sáng trong cabin thang máy rất cần thiết, bởi cabin vốn kín và tối om khi cửa đóng, do đó việc trang bị điện sáng cho cabin là giải pháp giúp người sử dụng được an toàn hơn.
Đèn được trang bị trong cabin thang máy phải hoạt động ở trạng thái động, do đó khó tránh khỏi hư hỏng, cháy, việc kiểm tra thường xuyên khi bảo trì nhằm đảm bảo đèn luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
3. Kiểm tra hệ thống cảm biến chống kẹt cửa của thang máy.
Mặc dù hệ thống chống kẹt cửa không hề ảnh hưởng đến sự hoạt động lên xuống của thang máy, tuy nhiên hệ thống chống kẹt cửa của thang máy có tác dụng giữ an toàn cho người sử dụng thang máy, do đó hệ thống này cần được kiểm tra thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.
Hệ thống cảm biến cần hoạt động liên tục, nó giúp thang máy nhận diện chính xác khi nào thang có vật cản ở cửa, giúp cửa thang không đóng lại, tránh người sử dụng bị kẹt tại cửa thang.
Để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt nhất, mỗi lần bảo trì thang máy cần kiểm tra thiết bị, nếu phát hiện những hư hỏng cần sớm xử lý.
4. Kiểm tra hệ thống chuông báo khẩn cấp của thang máy.
Hệ thống chuông báo là bộ phận có tác dụng báo hiệu khi thang gặp phải sự cố, nó giúp nhân viên, những người xung quanh có thể dễ dàng biết là ứng cứu kịp thời khi có người trong thang cần giúp đỡ.
5. Kiểm tra thiết bị báo quá tải của thang máy.
Thiết bị được lắp đặt ở đáy cabin thang máy, nó có nhiệm vụ được lắp đặt ở đáy hố thang máy, mục đích của nó nhằm giúp thang máy nhận biết khi nào thang máy chở quá tải trọng cho phép, lúc này chuông báo động sẽ kêu, cửa thang không đóng lại được, và thang không hoạt động cho đến khi có người di chuyển ra đảm bảo đủ tải trọng.
Bảo trì thang máy là công việc cần thiết, ngoài kiểm tra, vệ sinh, sử lý các hiện tượng xuất hiện, thì bảo trì thang máy còn giúp kiểm tra các bộ phận, thiết bị an toàn của thang, đảm bảo các thiết bị này luôn trong trạng thái hoạt động tốt.