tư vấn thang máy
Việc cần làm cho công tác lắp đặt thang máy
Thang máy được sử dụng ở nhiều công trình tư nhân dân dụng, dần nó cũng trở thành một xu hướng, chính vì thế việc thiết kế nhà ở gia đình ngày nay cách bố trí hợp lý để có giếng thang máy là điều cần thiết, ngoài công tác thiết kế ra thì để có một chiếc thang máy thì chủ nhà cần chuẩn bị một số yêu cầu khác trước vào sau khi lắp đặt thang máy là điều gia chủ cần quan tâm.
1. Những việc cần làm trước khi lắp đặt thang máy.
- Vị trí để lắp thang máy.
Lựa chọn vị trí lắp đặt thang máy là công việc cần làm khi xác định lắp đặt thang máy, vị trí lắp đặt thang máy cần cho vào vị trí thích hợp, vừa tiện dụng cho mọi thành viên trong gia đình, vừa đem lại nét kiến trúc thẩm mỹ cho căn nhà.
- Kích thước xây dựng.
Kích thước hố thang máy là điều bắt buộc phải tính toán trước khi lựa chọn và đặt mua thang máy. Việc lựa chọn kích thước tùy thuộc vào diện tích thực tế công trình, nhu cầu sử dụng, mức tải trọng muốn lựa chọn.
- Cấu hình thang máy.
Lựa chọn cấu hình cho thang máy gia đình như mức tải trọng sử dụng, số tầng, loại động cơ, hệ điều khiển, các trang thiết bị nội thất cho thang.
- Lựa chọn nhà cung cấp.
Hiện tại thang máy gia đình có 2 dòng chính là thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc, thang máy gia đình liên doanh. Trong đó thang máy dùng cho gia đình hiện nay được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường là thang máy liên doanh. Hiện thang máy liên doanh được cung cấp bởi khá nhiều đơn vị khác nhau, việc của khách hàng là cần tìm ra nhà cung cấp hợp lý về giá thành, về chất lượng thang máy, về dịch vụ trong quá trình lắp đặt, dịch vụ hậu mãi cho thang máy.
2. Việc cần làm trong quá trình lắp đặt thang máy.
Thang máy phải được lắp đặt bởi đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn, có kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề.
Thợ kỹ thuật lắp đặt thang máy phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ nghề phục vụ cho lắp đặt và dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.
Cần có giám sát, để giám sát quá trình làm việc của thợ, tránh tình trạng làm ẩu, làm tắt, không đúng kỹ thuật.
3. Những việc cần làm sau khi thang máy được lắp đặt.
+ Thang máy sau khi lắp đặt cần được chạy thử, căn chỉnh, và kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy trước khi bàn giao cho chủ sở hữu.
+ Trước khi bàn giao thang máy cho chủ sở hữu cần có hướng dẫn sử dụng thang đúng cách, hướng dẫn các bước cứu hộ trong trường hợp cần thiết cho chủ sở hữu.
+ Trong quá trình sử dụng thang máy cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo đúng định kỳ, đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh hư hỏng cho thang và kéo dài tuổi thọ của thang máy.
Để đảm bảo có 1 chiếc thang máy hoạt động ổn định, an toàn, bền bỉ thì những chủ đầu tư khi mua thang máy cần chú ý đến tất cả các công đoạn như lựa chọn nhà cung cấp, chú ý khâu lắp đặt, khâu bảo trì, bảo dưỡng và khâu sử dụng của người sử dụng.