tư vấn thang máy
Hướng dẫn cứu hộ thang máy khẩn cấp
Việc sử dụng thang máy là việc làm hiển nhiên của những người ở nhà cao tầng hoặc làm việc ở nhà cào tầng, bởi việc sử dụng thang máy sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian, công sức khi di chuyển giữa các tầng lầu của tòa nhà. Tuy nhiên việc sử dụng thang máy để được an toàn và đặc biệt là để xử lý được trong trường hợp khẩn cấp, người sử dụng cần chú ý đảm bảo nắm rõ các cách thức sử dụng thang máy và phương pháp cần thiết khi sử dụng thang máy.
Việc cứu hộ thang máy là công việc cần thực hiện trong trường hợp thang máy xảy ra sự hư hỏng, nhốt người trong lúc di chuyển thang. Việc cứu hộ thang máy cần được thực hiện đúng quy trình, đúng quy định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.
1. Cứu hộ thang máy đối với khách hàng khi sử dụng thang.
Khi sử dụng thang máy nếu gặp phải các sự cố, khách hàng câng chú ý bình tĩnh, thực hiện theo một số các vấn đề như:
+ Bấm nút chuông cứu hộ trên bảng điều khiển thang máy để thông báo với người bên ngoài về sự cố thang máy, có người kẹt trong thang.
+ Người kẹt trong thang có thể bấm nút điện thoại trên bảng điều khiển, để điện thoại ở ngoài cửa thang máy kêu để thông báo về việc kẹt thang, hoặc dùng điện thoại cá nhân gọi cho người quen nhờ giúp đỡ.
+ Khi bị kẹt thang máy, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy, hoặc tự ý thoát khỏi thang máy bằng cách cạy cửa thang, thoát khỏi thang khi thang không bằng tầng.
2. Cứu hộ thang máy đối với nhân viên trực bên ngoài, bảo vệ.
Khi phát hiện sự cố thang máy, cần hỏi nhân viên thang máy về tình trạng trong cabin như số người kẹt, thang đang ở tầng mấy...sau đó có thể nói về việc cứu hộ thang, hoặc dặn người trong thang chờ đợi để gọi đội cứu hộ.
3. Đối với nhân viên cứu hộ:
Để cứu hộ thang máy an toàn, tốt nhất nhân viên cứu hộ cần có 2 người để thực hiện cứu hộ. Nhân viên cứu hộ cần có các dụng cụ như đèn pin, 1 thang chữ A, bộ đàm hoặc điện thoại. Ngoài ra còn cần có chìa khóa cửa cabin và phòng máy, tay đòn mở phanh hoặc tay quay puly trên động cơ thang máy.
Nhân viên cứu hộ thang máy phải là nhân viên kỹ thuật, hoặc ít nhất là những người đã được hướng dẫn, đào tạo về việc cứu hộ mới được phép thực hiện cứu hộ.
4. Quy trình cứu hộ thang máy.
+ Đối với trường hợp thang máy bằng tầng: với trường hợp này nhân viên cứu hộ chỉ cần dùng chìa khóa mở cửa thang máy để những người phía trong di chuyển ra ngoài là được.
+ Với trường hợp cabin ở giữa 2 tầng: lúc này nhân viên kỹ thuật sẽ lên phòng máy để thực hiện thao tác nhả phanh, quay puly, hạ thang máy về bằng tầng nhờ vạch đánh dấu trên cáp thang máy. Lúc này dừng công việc trên phòng máy, xuống mở cửa để những người phía trong di chuyển ra ngoài.
Việc cứu hộ thang máy là công việc khá đơn giản, tuy nhiên với những người không phận sự, những người không phải kỹ thuật thang máy, hoặc những người chưa được đào tạo, hướng dẫn, những người không có sức khỏe thì tuyệt đối không được tự ý cứu hộ thang máy.