Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Những quy định dành cho nhân viên lắp đặt và sửa chữa thang máy

Thang máy là thiết bị điện, điện tử, và sắt thép, inox, nó được lắp đặt theo chiều thẳng đứng tại các tòa nhà cao tầng. việc lắp đặt thang máy đòi hỏi phải là những thầy có chuyên môn, có tay nghề, có kinh nghiệm khi lắp đặt. Do đó thợ lắp đặt thang máy phải là người đã được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, có tay nghề mới được cấp phép lắp đặt.
Ngoài ra trong quá trình lắp đặt thang máy, nhằm đảm bảo an toàn cho thợ kỹ thuật lắp đặt, thợ kỹ thuật cần tiến hành lắp đặt thang máy theo đúng quy trình, và phải đảm bảo thực hiện đúng 1 số các quy định như sau.

 1. Một số các quy định khi lắp đặt thang máy.

+ Thợ kỹ thuật thang máy phải luôn mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc.
+ Lê kế hoạch công việc, đồng thời đánh giá những khả năng xảy ra rủi ro để có biện pháp phòng ngừa.
+ Đảm bảo các biện pháp chống rơi khi ở trong phòng máy, ở cửa tầng, ở nóc cabin của thang máy khi làm việc.
+ Trong quá trình lắp đặt, làm việc với thang máy cần có biện pháp kiểm soát nguồn điện, có thể ngắt cầu dao thang máy, khóa nguồn điện trước khi làm việc.
+ Kiểm soát tốt các thiết bị cơ khí khi đưa các thiết bị lên các tầng trên để lắp đặt, hoặc khi các thiết bị đang ở độ cao nhất định.
+ Trong quá trình lắp đặt, chú ý an toàn khi làm việc tại các giàn giáo, hoặc khi lắp đặt thang máy lên cao.
+ Khi lắp thang máy phải thực hiện theo đúng quy trình, các đồ lắp trước nên thực hiện trước, và ngược lại.

Những quy định dành cho nhân viên lắp đặt và sửa chữa thang máy

2. Những quy định với nhân viên bảo trì, sửa chữa thang máy.

+ Thợ bảo trì thang máy cũng phải thực hiện bảo hộ đúng cách, mang quần áo, giày dép, mũ đúng quy định. Ngoài ra cần các dụng cụ bảo hộ cần thiết cho công việc sửa chữa thang máy như gang tay cách điện, bút điện...
+ Phải kiểm soát cabin theo cách an toàn nhất khi vào hố thang máy hoặc nóc cabin và xuống hố pít thang máy.
+ Phải tiến hành ngắt nguồn điện khi muốn kiểm tra thiết bị, sửa chữa, đấu nối thiết bị.
+ Nhân viên bảo trì, sửa chữa thang máy nên đi theo nhóm 2 người 1, hoặc nếu đi 1 người phải đảm bảo được trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ an toàn.
Việc nhân viên lắp đặt, sửa chữa thang máy thực hiện đúng các quy định khi làm việc là cơ sở để thực hiện công việc 1 cách tốt nhất và đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm việc. Ngoài ra thực hiện đúng quy định khi lắp đặt bảo trì thang máy cũng là tránh các sự cố tai nạn thang máy, giúp cho việc lắp thang máy được diễn ra an toàn, đúng quy định, bảo quản tốt cho các thiết bị thang máy.

3.Những lý do khiến thang máy bị rung lắc khi hoạt động

Thang máy rung lắc là hiện tượng vẫn thường xảy ra ở thang máy, tuy nhiên việc thang máy rung lắc sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý người sử dụng như lo lắng, sợ hãi khi sử dụng thang máy.
Vậy những nguyên nhân nào khiến thang máy khi hoạt động xảy ra rung lắc, và khắc phục những rung lắc này như thế nào cho phù hợp.

3.1. Một vài nguyên nhân dẫn đến thang máy rung lắc khi hoạt động.

+ Thang máy bị rung lắc cũng 1 phần do chất lượng của rail.
Rail thang máy là thiết bị được lắp đặt trong hố thang máy, phần rail này có nhiệm vụ dẫn hướng cho cabin thang máy, đảm bảo cabin thang máy di chuyển đúng hướng.
Nếu thang máy được coi là phương tiện giao thông, rail thang máy được ví như con đường, do đó nếu con đường có vấn đề sẽ khiến phương tiện giao thông di chuyển gặp trục trặc. và thang máy cũng vậy, nếu rail kém chất lượng thang máy khi di chuyển sẽ rung lắc.
Những lỗi có thể xảy ra với rail thang máy như cong, vênh, lồi lõm...sẽ dẫn tới tình trạng rung lắc khi di chuyển.
+ Thang máy rung lắc do shoe dẫn hướng cabin và rail dẫn hướng.
Shoe dẫn hướng cabin là điểm nối giữa cabin thang máy với rail dẫn hướng. Nếu việc lắp đặt thang máy quá rộng hoặc quá hẹp sẽ dẫn đến tình trạng khi cabin di chuyển qua khớp nối này sẽ bị rằn hoặc rung lắc mạnh.

Những quy định dành cho nhân viên lắp đặt và sửa chữa thang máy

+ Thang máy bị rung có thể do thông số biến tần cài không chính xác.
Nếu chất lượng của biến tần kém hoặc biến tần được cài đặt các thông số không chuẩn xác cũng sẽ dẫn đến tình trạng thang máy hoạt động bị rung, giật.
Do đó thợ kỹ thuật cài đặt thang máy cũng cần thợ có chuyên môn, có tay nghề cao thực hiện.
+ Thang máy rung lắc khi hoạt động có thể do chất lượng puly hoặc cáp tải.
Puly dẫn hướng và cáp tải cũng là nguyên nhân khiến thang máy hoạt động bị rung lắc, do đó khi gặp sự cố rung lắc ở thang máy thì nên kiểm tra xem bề mặt rãnh puly thang máy có vấn đề gì không. Trường hợp rãnh puly thang máy không bằng phẳng sẽ khiến thang máy bị rung lắc khi di chuyển.
Cáp tải cũng là nguyên nhân có thể khiến thang máy bị rung lắc khi di chuyển, do đó khi gặp tình trạng này có thể chú ý xem cáp tải có bị xoắn hoặc gấp khúc hay không.

3.2. Cách xử lý khi cáp tải gặp rung lắc.

Thang máy khi hoạt động cũng không thể êm du 100%, nó vẫn sẽ có những rung lắc nhẹ tùy thuộc vào từng thang hoặc độ cao của thang máy. Tuy nhiên khi sử dụng nếu gặp những rung lắc bất thường thì người sử dụng cần chú ý.
+ Thang máy rung lắc bất thường cần chú ý ngưng sử dụng thang máy và di chuyển ra khỏi thang luôn.
+ Báo kỹ thuật thang máy tới kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân thang máy rung lắc, từ đó có hướng giải quyết.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy, người sử dụng thang máy chỉ dùng những thang máy ở trạng thái kỹ thuật tốt, nếu phát hiện bất thường ở thang máy cần nhanh chóng xử lý, đảm bảo thang máy luôn trong trạng thái kỹ thuật tốt nhất.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Những quy định dành cho nhân viên lắp đặt và sửa chữa thang máy

Tin tức thang máy

Thang máy thủy lực là gì Thang máy thủy lực là gì Thang máy thủy lực là loại thang máy hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực, sử dụng áp lực từ chất lỏng, thường là dầu, để nâng và hạ cabin. Thay vì sử dụng dây cáp hoặc động cơ điện như thang máy kéo, thang máy thủy lực sử dụng một piston n...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Đặc điểm của thang máy không hố pít Đặc điểm của thang máy không hố pít Hố pít thang máy là phần không gian nằm dưới cùng của giếng thang, dưới đáy của cabin thang máy. Đây là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của thang máy, thường được đào sâu xuống dưới mặt sàn của tầng thấp nhất trong công trình. Hố pit có nhi...

Xem tiếp