tư vấn thang máy
Bố trí thang máy cho nhà ống
Nhà ống là những nhà có diện tích chiều ngang hẹp, chiều sâu dài, do đó khi xây dựng cần có thiết kế phù hợp, bao gồm cả vị trí đặt thang máy, để đảm bảo sau khi xây dựng sẽ vừa đẹp, vừa tiện dụng và vừa thẩm mỹ lại tiết kiệm diện tích.
1. Một vài những cách bố trí thang máy cho nhà ống.
- Cách bố trí thang máy nằm trong lòng thang bộ.
Bố trí thang máy trong lòng thang bộ là cách bố trí được đánh giá cao nhất về độ tiện lợi, tiết kiệm diện tích, đồng thời nếu lắp thang máy vào giữa thang bộ sẽ không phá vỡ kiến trúc ngôi nhà, kết cấu của ngôi nhà với những thang máy nhà cải tạo.
Ngoài ra việc bố trí thang máy vào giữa thang bộ sẽ không cần phải làm khung tay vịn cầu thang bộ, giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.
- Bố trí thang máy ngay cạnh vị trí thang bộ.
Phương án xây dựng này cũng là phương án xây dựng phù hợp cho xây dựng nhà ống. với phương án này sẽ đem lại sự cân bằng, hài hòa cho không gian, đồng thời lại không gây ảnh hưởng đến chỗ thông gió, chỗ lấy ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà.
- Bố trí thang máy đối diện cầu thang bộ cho nhà ống.
Phương án bố trí thang máy đối diện cầu thang bộ cho nhà ống là phương án ít được lựa chọn hơn cho nhà ống. bởi việc bố trí như vậy sẽ khiến khoảng diện tích giữa thang bộ và thang máy khá hẹp, làm không gian ngôi nhà bị chia làm 2 phần, cảm giác trật trội, bí bách trong ngôi nhà tăng lên.
- Bố trí thang máy ở cuối nhà.
Phương án bố trí thang máy cho nhà ống ở cuối nhà cũng là 1 phương án giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc bố trí thang máy ở cuối nhà sẽ gây ra những bận tiện trong quá trình sử dụng, không phù hợp với quá trình sử dụng thang máy.
2. Những lý do nên lắp thang máy cho nhà ống.
Nhà ống là loại hình nhà được sử dụng nhiều nhất tại các thành phố lớn hiện nay, loại hình nhà này thường được xây khoảng từ 5 tầng đến 10 tầng tùy thuộc khu vực và chủ đầu tư. Do đó khi xây dựng nhà ống thường sẽ lắp thang máy, việc lắp thang máy sẽ mang lại những lợi ích đáng kể như:
- Tiết kiệm thời gian và công sức:
Những nhà cao tầng từ 4 tầng trở lên, nếu được lắp đặt thang máy sẽ tiết kiệm diện tích, tiết kiệm thời gian di chuyển so với việc di chuyển bằng thang bộ, tiết kiệm công sức, sức lao động khi phải di chuyển đồ đặc trong nhà.
- Thang máy tại nhà ống giúp việc di chuyển trở nên an toàn.
Thông thường những nhà ống khi xây dựng thang bộ sẽ làm khá nhỏ, hẹp, để tiết kiệm diện tích, dẫn đến việc cầu thang bộ rất dốc, cao, việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn và sẽ có những trở ngại, mất an toàn trong quá trình di chuyển. Do đó khi xây dựng cầu thang máy sẽ giúp việc di chuyển được trở nên an toàn hơn rất nhiều.
- Thang máy cho nhà ống giúp đem lại giá trị thẩm mỹ:
Thang máy cho nhà ống ngoài việc tiện lợi cho di chuyển, tiết kiệm thời gian, công sức, thì thang máy còn được coi như 1 món nội thất sang trọng để trang trí cho ngôi nhà, tăng thêm giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế cho ngôi nhà.
Thang máy là thiết bị hiện đại, phục vụ để nâng cao giá trị cuộc sống, do đó không chỉ mình nhà ống mà các ngôi nhà bình thường cũng được lắp đặt thang máy, và khi lắp đặt phải bố trí được vị trí phù hợp nhất.
3.Vệ sinh thang máy theo thứ tự
Vệ sinh thang máy là công việc cần thực hiện hàng ngày đối với thang máy công cộng và hàng tuần với thang máy gia đình. Vệ sinh là cách làm sạch thang máy, giữ cho thang máy được mới và đảm bảo không gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của thang máy.
Thang máy là thiết bị máy móc, đồ điện, đồ điện tử, do đó khi vệ sinh thang máy cần thực hiện đúng theo quy định, theo các bước và đúng quy cách.
3.1. Các bước vệ sinh thang máy.
+ Sử dụng khăn lau chuyên dùng thấm nước, vắt kiệt nước sau đó làm ướt bề mặt inox thang máy.
+ Sử dụng loại chất tẩy chuyên dùng cho thang máy, sau đó cho ra khăn và lau đều trên bề mặt inox cho đến khi sạch. Lưu ý phải dùng khăn lau chuyên dụng, khăn sạch để đảm bảo inox không bị xước khi vệ sinh.
+ Sau khi vệ sinh sạch sẽ lại dùng khăn ẩm sạch để lau lại bề mặt inox cho sạch hết các chất tẩy còn bám lại trên bề mặt inox.
+ Sau khi dùng khăn ướt vệ sinh sạch lại vách inox, sẽ dùng cần gặt nước chuyên dụng để gạt hêt phần nước còn bám lại trên bề mặt inox.
+ Cuối cùng sử dụng khăn khô lau sạch bề mặt inox.
3.2. Những bộ phận cần vệ sinh của thang máy.
+ Vệ sinh vách, cửa, cabin thang máy.
Với các vách thang máy mới, còn sạch sẽ, chỉ cần dùng khăn vải bông mềm lau sạch bề mặt inox cho sáng, bóng là được. với những inox đã lâu, đã cũ hoặc bị bẩn thì dùng nước tẩy rửa chuyên dụng để tẩy rửa inox cho sạch.
Các bộ phận trong cabin cần vệ sinh như vách thang máy, cửa mặt trong, tay vịn, bảng điều khiển.
Chú ý khi vệ sinh inox không chỉ phải dùng loại chất tẩy chuyên dụng, mà sử dụng khăn vệ sinh đúng loại, vệ sinh đúng quy định, đảm bảo thang máy khi vệ sinh được sạch sẽ, và không gây hư hỏng.
+ Vệ sinh ngoài cửa tầng, bảng điều khiển.
Ngoài cửa tầng và bangrd diều khiển nằm mặt tiền của thang máy, do đó nó cũng rất dễ bám bụi bẩn. mà đặc biệt phần này giống như bộ mặt của thang máy, do đó cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên.
Phần cửa tầng và bảng gọi thang cũng sử dụng inox, do đó cần chú ý vệ sinh đúng cách, giống như vệ sinh inox trong cabin.
+ Vệ sinh rãnh trượt cửa thang.
Khu vực rãnh trượt là nơi dễ đọng bụi bẩn, do đó khi vệ sinh khu vực này cần chú ý vệ sinh bằng máy hút bụi, đảm bảo không xảy ra tình trạng kẹt thang do bụi bẩn bám lại ở rãnh trượt cửa thang.
+ Vệ sinh sàn cabin.
Sàn cabin là nơi bẩn nhất của thang máy, do đó khi vệ sinh thang máy cần chú ý quét hoặc hút bụi, vệ sinh sạch sẽ bằng khăn lau nhà.
Chú ý quá trình vệ sinh thang máy nói chung và vệ sinh sàn cabin thang máy nói riêng cần chú ý không làm đổ nước ra sàn cabin, gây ảnh hưởng tới thang máy.
Vệ sinh thang máy thông thường thì những người vệ sinh bình thường có thể làm hàng ngày. Còn việc vệ sinh các thiết bị trên phòng máy, vệ sinh hố thang máy hoặc hố pít thì phải là kỹ thuật bảo trì thang máy, hoặc những người đã được đào tạo mới được phép thực hiện.