tư vấn thang máy
Thông số kỹ thuật cho thang máy văn phòng
Thang máy văn phòng cũng là loại thang máy chở khách, tuy nhiên lượng khách mà các thang máy văn phòng phải chở mỗi ngày và mỗi chuyến đều rất đông, do đó khi lắp đặt thang máy văn phòng cần lưu ý những thông số kỹ thuật của loại thang máy này.
1. Về tải trọng cho thang máy văn phòng.
Tải trọng trung bình của thang máy văn phòng sẽ là 900 – 1000kg, ngoài ra tùy thuộc vào lượng khách cần di chuyển mà tải trọng có thể tăng hoặc giảm. Tuy nhiên với các tòa nhà văn phòng cao tầng, thì thang máy mỗi lần di chuyển phải đảm bảo chở được từ khoảng 14 đến 18 người.
Thông thường khi lắp thang máy cho các tòa nhà văn phòng cao tầng, nhu cầu phục vụ của thang máy khá lớn, do đó cần tính toán lưu lượng người sử dụng, để từ đó lựa chọn tải trọng, số thang cho phù hợp.
2. Lựa chọn tốc độ cho thang máy tòa nhà văn phòng.
Tốc độ thang máy là vấn đề được quan tâm khá nhiều của thang máy nhà cao tầng, bởi số lượng tầng quá cao, tốc độ phải phù hợp để không phải chờ đợi thang máy quá lâu khi sử dụng.
Tốc độ của thang máy được quyết định bởi số tầng của tòa nhà, thông thường tốc độ thang máy hay được tính theo kiểu lấy số tầng của tòa nhà, sau đó nhân với 10, như vậy sẽ cho được kết quả tốc độ của thang máy theo đơn vị m/phút.
Chẳng hạn tòa nhà 10 tầng, lúc này có thể tính tốc độ thang máy theo kiểu 10 x 10 = 100m/phút, theo cách tính thông thường này, tốc độ di chuyển của thang máy sẽ rất nhanh với những nhà cao tầng, và thấp hơn với những nhà thấp tầng, hay cụ thể là nhà càng cao tầng thì tốc độ di chuyển càng nhanh.
3. Nội thất của thang máy.
Nội thất của thang máy văn phòng là yếu tố được quan tâm khá nhiều, bởi các tòa nhà văn phòng thường yêu cầu loại thang máy không chỉ tốt, mà còn đẹp. do đó khi lựa chọn nội thất cho thang máy văn phòng thường sẽ được chú ý tới kiến trúc chung của tòa nhà, sao cho nội thất thang máy phù hợp với tòa nhà, vừa tiện dụng, vừa thanh lịch, lại mang tính thẩm mỹ cao.
4. Kích thước cho thang máy văn phòng.
Kích thước của thang máy tại các tòa nhà văn phòng thường có kích thước lớn, hoặc kích thước phù hợp với mức tải trọng của thang máy, và nhu cầu sử dụng của tòa nhà.
5. Chế độ bảo trì, chăm sóc thang máy.
Thang máy các tòa nhà văn phòng là loại thang máy chuyên sử dụng cho chở người với tốc độ cao và liên tục. Do đó để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, khi sử dụng thang máy tại các tòa nhà văn phòng cần chú ý đảm bảo an toàn cho người sử dụng bằng cách thường xuyên bảo dưỡng bảo trì thang máy, đảm bảo thang máy luôn trong trạng thái hoạt động tốt, ổn định nhất.
Thang máy tại các tòa nhà văn phòng thường là loại thang máy nhà cao tầng, có tốc độ sử dụng nhiều, tải trọng lớn, do đó đa số loại thang máy dùng cho các tòa nhà văn phòng cao tầng đều là loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.
6. Kiểm định an toàn thang máy
Kiểm định an toàn thang máy là quy định đối với thang máy sau khi lắp đặt xong và thang máy sau thời gian dài sử dụng. kiểm định an toàn thang máy nhằm đánh giá chính xác về tình hình kỹ thuật, chất lượng lắp đặt, tiêu chuẩn lắp đặt, và hoạt động của thang máy sau khi lắp đặt.
Kiểm định an toàn cho thang máy là quy định bắt buộc đối với thang máy khi đưa vào sử dụng.
6.1. Mục đích của việc kiểm định thang máy.
+ Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thang, đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang.
+ Kiểm định thang máy giúp xác định chất lượng của thang máy, đảm bảo thang máy luôn trong trạng thái kỹ thuật tốt, tránh được những gián đoạn của thang máy khi đưa vào sử dụng, nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động.
+ Kiểm định thang máy là biện pháp đảm bảo thang máy được thiết kế đúng kỹ thuật, tránh những rủi ro của thang máy xảy ra trong quá trình sử dụng.
+ Kiểm định an toàn thang máy là bằng chứng pháp lý cần thiết để cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như cho khách hàng khi đánh giá về chất lượng của thang máy.
+ Kiểm định an toàn thang máy chính là biện pháp tuân thủ các quy định của pháp luật khi sử dụng thang máy.
6.2. Các loại thang máy phải kiểm định.
Thang máy có nhiều loại khác nhau, trong đó 1 số loại bắt buộc phải được kiểm định an toàn khi sử dụng như.
+ Thang máy điện phải kiểm định khi đưa vào sử dụng.
+ Thang máy thủy lực
+ Thang máy chở hàng
+ Thang máy cuốn.
6.3. Thời hạn kiểm định thang máy.
Kiểm định thang máy được chia làm 3 giai đoạn.
+ Kiểm định lần đầu:
Đây là lần kiểm định đầu tiên của thang máy, lần kiểm định này được làm ngay sau khi thang máy được lắp đặt xong và trước khi thang máy được đưa vào sử dụng.
+ Kiểm định theo định kỳ:
Thời hạn kiểm định thông thường với thang máy chở khách là 3 năm 1 lầm với thang máy mới.
Thời hạn kiểm định sẽ thay đổi đối với thang máy chở khách đã có thời hạn sử dụng trên 10 năm thì cần kiểm định 2 năm 1 lần.
Với loại thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm 1 lần.
Với những thang máy khi đã rút ngắn thời hạn kiểm định cần nêu rõ trong biên bản kiểm định xem lý do vì sao rút ngắn thời gian kiểm định. Những chủ sở hữu thang máy phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về kiểm định thang máy đúng với quy chuẩn.
+ Kiểm định bất thường:
Với thang máy chưa đến thời hạn kiểm định, nhưng xảy ra hư hỏng lớn hoặc cải tạo sửa chữa, nâng cấp lớn thì cần phải kiểm định lại thang trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định thang máy là công việc thuộc chuyên môn, nó phải được thực hiện bởi đúng kỹ thuật viên kiểm định thang máy của đơn vị được cấp phép từ cơ quan nhà nước để kiểm định thang máy.