tư vấn thang máy
Thông số kỹ thuật và cấu hình thang máy mini
Thang máy mini là loại thang máy chuyên sử dụng cho gia đình, đây là loại thang máy nhỏ, nó thể hiện ngay ở tên gọi của nó. Loại thang máy này thường có kích thước khá hạn hẹp, do đó khi lắp đặt loại thang máy này cần chú ý đến thông số kỹ thuật, cấu hình của thang sao cho phù hợp nhất với thực tế công trình và nhu cầu sử dụng.
1. Về thông số kỹ thuật của loại thang máy mini sử dụng cho gia đình.
Thang máy mini sử dụng cho gia đình là dòng thang máy nhỏ nhất, dòng thang máy này sẽ có các loại kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của thực tế từng công trình.
Loại thang máy mini sử dụng cho gia đình hiện có 2 loại là loại nhập khẩu nguyên chiếc và loại liên doanh. Trong đó loại liên doanh sản xuất trong nước thường có mức kích thước tùy thuộc theo công trình, hay nói cách khác là thang máy sẽ sản xuất theo dạng may đo, công trình có kích thước bao nhiêu sẽ sản xuất thang máy theo như thế.
2. Cấu hình thang máy mini dùng cho gia đình.
2.1 Cấu hình cơ bản của loại thang máy mini sẽ như sau.
+ Động cơ thang máy sử dụng sẽ là loại công suất 2.2kw đến 3.7kw, chuyên sử dụng cho loại thang từ 250kg đến 350kg, công suất động cơ sẽ lựa chọn tùy thuộc theo loại thang có phòng máy hoặc thang không phòng máy.
+ Về hệ điều khiển thang máy sẽ sử dụng loại tủ Nice 3000 của Thailand, PLC của Nhật, hệ điều khiển vi xử lý của Thái.
+ Cabin: về cabin thang máy thuộc về nội thất, thể hiện tính thẩm mỹ của thang máy, do đó có thể sử dụng các loại inox với màu sắc, họa tiết khác nhau tùy khách hàng lựa chọn, hoặc có thể sử dụng loại kính cường lực trong suốt làm cabin.
+ Tải trọng của thang máy mini sử dụng cho gia đình có thể lựa chọn các loại tải trọng khác nhau, tải trọng từ 150kg đến 350kg, chuyên chở từ 1 đến 5 người sử dụng mỗi lần di chuyển, và loại thang này chuyên lắp cho nhà thấp tầng, do đó tốc độ thường sẽ khoảng 30m/p.
+ Thang máy mini sử dụng cho gia đình có thể lựa chọn loại điện 1 pha hoặc điện 3 pha.
2.2 Về vị trí lắp đặt của thang máy mini.
Thang máy mini sử dụng cho gia đình thường phải chọn vị trí thích hợp, vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo không gian phù hợp cho ngôi nhà. Những vị trí lắp đặt phổ biến nhất của thang máy mini sử dụng cho gia đình thường là.
+ Lắp đặt thang máy trong lòng thang bộ.
+ Lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ.
+ Lắp đặt thang máy cuối nhà.
3. Những công trình nên lắp đặt thang máy mini.
Thang máy mini sử dụng cho gia đình thường được sử dụng cho những loại công trình phổ biến như sau.
+ Lắp đặt thang máy cho nhà có diện tích eo hẹp: những công trình xây dựng mới nhưng có diện tích eo hẹp, việc lựa chọn loại thang máy mini là thích hợp nhất, giúp tiết kiệm diện tích, lại tiện lợi khi sử dụng.
+ Lắp đặt cho những nhà cải tạo muốn lắp đặt thang máy: những công trình đã được xây dựng, đang sử dụng, muốn lắp thêm thang máy, như vậy sẽ lựa chọn loại thang máy mini để hạn chế kích thước, giảm tình trạng đập phá, cải tạo lại ngôi nhà quá nhiều.
4. Những lỗi thường xảy ra ở cáp tải thang máy
Cáp tải thang máy là thiết bị quan trọng của thang máy, nó là thiết bị nối giữa động cơ với cabin và đối trọng của thang máy. Đây là 1 bộ phận không thể thiếu của thang máy, và nó được quan tâm nhiều nhất bởi nó có liên quan đến sự an toàn của thang máy.
4.1. Về cấu tạo của cáp tải thang máy.
Cáp tải thang máy có nhiều loại, có cấu tạo khác nhau để phù hợp với từng công trình cụ thể khác nhau.
Cáp tải thang máy được cấu tạo từ các sợ thép, những sợi thép được kết hợp lại tạo thành các tao cáp, nhưng tao cáp sẽ bện vào với nhau tạo thành cáp thang máy.
Cáp thang máy có thể chia làm 2 loại như sau:
+ Cáp lõi dù: loại này được làm từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, loại này được sử dụng rộng rãi cho thang máy, nó dễ dàng điều chỉnh theo hình dạng rãnh puly, trong lõi mỗi sợi cáp đều được tẩm dầu nhằm chống lại áp lực hoạt động cao của cáp khi tiếp xúc với rãnh puly.
+ Cáp lõi thép: loại này cấu tạo bằng kim loại, có tác dụng hỗ trợ sức căng của các tao cáp riêng lẻ. Loại cáp này có độ bền cao, do có độ giản thấp hơn so với cáp lõi đay khi hoạt động ở cùng mức tải trọng.
Cáp có độ rộng, hẹp khác nhau để phù hợp với từng công trình xây dựng khác nhau, cáp phi 8, phi 10, hoặc các loại cao hơn để phù hợp với các loại tải trọng khác nhau.
4.2. Những lỗi thường xảy ra ở cáp tải thang máy như sau.
+ Cáp bị giãn: cáp bị giãn là hiện tượng xuất hiện ở cáp thang máy đã sự dụng lâu, thường xuyên chở nặng, hoặc cáp bị khô dầu dẫn đến cáp bị giãn dần. Hoặc những công trình xây dựng có tốc độ sử dụng liên tục sẽ dễ bị giãn cáp.
+ Cáp bị mòn: cáp bị mòn là hiện tượng cáp bị khô, đứt lưa tưa, dẫn đến tình trạng đường kính cáp không còn như lúc đầu. Hiện tượng cáp bị mòn là do khi thang máy hoạt động lên xuống, cáp sẽ trượt theo rãnh puly, lực ma sát tiếp xúc giữa cáp và bề mặt rãnh puly khiến cáp tải bị mòn dần đường kính của nó.
+ Cáp bị khô dầu, gỉ, sét: đây là hiện tượng thường xảy ra ở cáp lõi đay, loại cáp này bên trong được tẩm dầu để bảo dưỡng khi hoạt động, do đó những thang máy có tốc độ hoạt với tần suất nhiều thì sợi cáp sẽ chịu lực kéo lớn, nó siết chặt lõi đay bên trong khiến sợi cáp tiết dầu bảo vệ cáp, lâu ngày lượng dầu tiết ra này có hiện tượng vón cục và dính vào cáp, và dần dần lõi đay bị khô dần đến khi tiết ra gỉ sét.
4.3. Chế độ bảo trì cáp tải:
Tuổi thọ của dây cáp sẽ phụ thuộc vào thiết kế của thang máy, tải trọng, tốc độ hoạt động, mức độ hoạt động...việc bảo trì cáp thang máy chỉ là quan sát cáp, xác định đường kính của cáp, xác định thời gian cần thay thế của cáp.
Để đảm bảo an toàn, ngay khi phát hiện những bất thường của cáp tải, cần có biện pháp xử lý, thay thế, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.