tư vấn thang máy
Những ưu và nhược điểm khi lắp thang máy cho gia đình
Thang máy trong nhà là loại thang máy được lắp đặt trong ngôi nhà, mục đích của nó nhằm vận chuyển người, hàng hóa, đồ đạc giữa tầng nọ với tầng kia, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa khi di chuyển giữa các tầng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại khi sinh sống tại các nhà tầng.
1. Những ưu điểm của việc lắp thang máy gia đình trong nhà.
+ Lắp thang máy gia đình trong nhà làm gia tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho ngôi nhà.
Thang máy là thiết bị hiện đại của gia đình, nó không chỉ là thiết bị di chuyển của ngôi nhà, nó còn là thiết bị giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, nâng cao giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế cho ngôi nhà.
Đặc biệt hiện nay thang máy gia đình là loại thang máy được đánh giá cao về thiết kế, tính thẩm mỹ, có thể phù hợp với mọi loại phong cách nội thất trong ngôi nhà, làm tôn lên vẻ đẹp và giá trị cho ngôi nhà.
+ Thang máy trong nhà giúp an toàn với người già và trẻ nhỏ: thang máy không chỉ giúp di chuyển nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn, thang máy còn là thiết bị đảm bảo sự an toàn, bảo vệ sức khỏe cho những thành viên trong ngôi nhà, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ hiếu động, việc sử dụng thang máy sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
+ Thang máy trong nhà giúp tận dụng được tối đa các tầng trên của ngôi nhà: xây dựng nhà cao tầng từ 4 tầng trở lên, nếu không có thang máy, việc sử dụng các tầng trên cao bị hạn chế, gây lãng phí các tầng trên do không được sử dụng hết công năng. Do đó việc xây dựng thang máy gia đình là biện pháp giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, lại tận dụng hết được tất cả các tầng trên.
+ Có thang máy trong nhà giúp việc di chuyển dễ dàng hơn: ngoài việc di chuyển đơn giản hơn cho con người, thì việc lắp thang máy sẽ giúp việc di chuyển đồ đặc giữa các tầng trong ngôi nhà trở nên đơn giản, gọn nhẹ, không tốn công sức và nhân công.
2. Những hạn chế của việc lắp thang máy trong nhà.
+ Lắp thang máy gây tốn kém diện tích: dù là lắp thang máy trong nhà hay thang máy ngoài trời thì nó đều gây tốn kém diện tích sử dụng. Thông thường lắp thang máy trong nhà sẽ gây tốn kém tối tiếu 1,5m2 đến khoảng 2m2 diện tích trong nhà, do đó diện tích sử dụng sẽ bị thu hẹp, cảm giác nhà sẽ trật trội hơn.
+ Xây dựng thang máy trong nhà sẽ gây tốn kém chi phí đầu tư: đây là điều hiển nhiên, dù lắp thang máy trong nhà hay ngoài trời đều sẽ gây tốn kém 1 khoản chi phí của người sử dụng cho việc mua thang máy, việc xây dựng hố thang máy, trang trí cho thang máy.
Lắp đặt thang máy trong nhà nó vẫn tồn tại những nhược điểm, tuy nhiên nếu so sánh thì những ưu diểm nó đem lại nhiều hơn những nhược điểm, đây là lý do thang máy gia đình ngày càng được sử dụng nhiều.
3.Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh thang máy.
Vệ sinh thang máy là các bước được thực hiện theo định kỳ, mục đích nhằm vệ sinh, lau chùi, làm sạch, làm mới, khử mùi hôi cho thang máy trong quá trình sử dụng thang. vệ sinh thang máy không chỉ ở thang máy công cộng, vệ sinh thang máy ở tất cả các loại thang máy.
Việc vệ sinh thang máy sẽ giúp thang máy sạch sẽ, mới và đặc biệt vệ sinh thang máy giúp tăng tuổi thọ cho thang, đảm bảo an toàn cho thang tronng quá trình hoạt động với điều kiện phải vệ sinh đúng cách, đúng quy định.
3.1 Các bước thực hiện khi vệ sinh thang máy công cộng đúng cách.
+ Vệ sinh sàn cabin:
Sàn cabin là nơi tiếp xúc trực tiếp với chân người sử dụng thang, do đó nó thường bị dính cát, bụi bẩn, đây cũng là lý do làm thang máy dễ bị kẹt cửa khi rác, cát, bụi rơi nhiều vào rãnh trượt thang máy.
Việc vệ sinh sàn cabin sẽ bao gồm quét, hoặc hút bụi, làm sạch sàn, làu sàn bằng dung dịch chuyên vệ sinh sàn nhà.
+ Vệ sinh rãnh trượt cửa tầng:
Rãnh trượt cửa tầng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của cửa thang, do đó để đảm bảo rãnh trượt cửa tầng luôn sạch sẽ thì cần vệ sinh thường xuyên, có thể quét, hút bụi hoặc tương tự.
+ Vệ sinh vách thang máy.
Vệ sinh vách thang máy sẽ là việc lau chùi bụi bẩn ở vách là chính, việc lau chùi vách thang máy cần chú ý xem loại vách là loại nào, sau đó mới lựa chọn dung dịch để lau vách.
Do đặc điểm riêng của từng loại chất liệu sử dụng làm cabin như kính, inox... từ đó phải chọn đúng dung dịch để vừa làm sạch được vách thang máy, vừa đảm bảo không gây tổn hại gì đến vách thang máy do việc sử dụng sai chất tẩy rửa.
+ Vệ sinh tay vịn và bảng điều khiển của thang:
Hai phần này là những nơi tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng, do đó cần vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và lây lan từ người này sang người kia.
Tuy nhiên khi vệ sinh phần này cũng cần chú ý dung dịch tẩy rửa, bởi 2 phần này cũng làm bằng inox. Đồng thời bảng điều khiển khi vệ sinh tránh để bị dính nước gây chập hoặc hư hỏng.
+ Vệ sinh sảnh thang máy:
Vệ sinh sảnh thang máy cũng khá quan trọng, đây là khu vực chờ thang máy, tránh tình trạng nhếch nhác, gây mất thẩm mỹ cho người dùng.
3.2. Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh thang máy công cộng.
+ Thời gian: do ở các thang máy công cộng thường có đông người sử dụng, do đó việc vệ sinh cần phải nhanh chóng, không gây mất nhiều thời gian, tránh làm gián đoạn tới hoạt động của thang.
+ Quy trình thực hiện: khi vệ sinh thang máy cần cho thang dừng hoạt động, tránh tình trạng vừa cho thang di chuyển, vừa vệ sinh gây nguy hiểm người sử dụng.
+ Cách vệ sinh: cần lấy hết bụi bẩn ở thang, dùng khăn ướt lau chùi, sử dụng chất tẩy rửa phù hợp để lau chùi, lau ướt lại và lau khô thang máy khi kết thúc vệ sinh.
+ Chú ý: khi vệ sinh thang máy cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, người vệ sinh phải được hướng dẫn sử dụng thang máy, biết cách dừng thang khi cần vệ sinh, sử dụng đúng chất tẩy rửa cho cabin thang, thời gian vệ sinh cần nhanh chóng, sạch sẽ.