tư vấn thang máy
Các bước chính khi mua thang máy cho gia đình
Thang máy gia đình hiện được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau, với đa dạng các thương hiệu, chủng loại khác nhau. Nhưng về cơ bản thang máy gia đình vẫn có 2 loại chính là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc và thang máy liên doanh trong nước.
Thang máy gia đình là loại thang máy chuyên sử dụng cho nhà thấp tầng, ở những nơi có lưu lượng người sử dụng ít, tải trọng thang máy nhỏ, do đó loại thang máy gia đình hiện nay chủ yếu được sử dụng là loại thang liên doanh sản xuất trong nước.
Vậy để mua thang máy gia đình, người sử dụng cần chú ý những gì, các bước mua thang máy gia đình như thế nào.
1.Dưới đây là các bước cơ bản để mua thang máy gia đình.
1.1. Chốt hợp đồng đặt mua thang máy gia đình.
Đây là bước đầu tiên của người mua thang máy gia đình cần làm. Và để đi đến bước chốt hợp đồng, đặt mua thang máy, người sử dụng thang máy cần chú ý tìm kiếm nhà cung cấp, tham khảo về chủng loại thang, tham khảo về chất lượng của thang, về giá thành của thang, sau đó lên thiết kế sơ bộ về vị trí lắp thang, kích thước của thang máy, đồng thời lựa chọn về cấu hình của thang, nếu phù hợp sẽ tiến hành kí hợp đồng, đặt tiền mua bán thang máy.
Mục đích của việc kí hợp đồng mua thang máy là để chốt cho nhà cung cấp sản xuất thang máy, đồng thời nhà cung cấp giữ giá của thang máy tại thời điểm đó. Ngoài ra chốt hợp đồng để nhà cung cấp thang máy có trách nhiệm cung cấp bản vẽ thang máy, hướng dẫn xây dựng, giám sát thi công hố thang máy.
Các bước lưu ý khi mua thang máy gia đình
1.2. Tiến hành xây dựng hố thang máy gia đình.
Xây dựng hố thang máy là bước tiếp theo cần thiết để lắp đặt thang máy, xây dựng hố thang máy là trách nhiệm của chủ đầu tư.
Việc xây dựng thang máy của chủ đầu tư sẽ được tiến hành xây dựng theo bản vẽ do nhà cung cấp thang máy cung cấp.
Nhà cung cấp thang máy sẽ có trách nhiệm cung cấp bản vẽ và giám sát thi công thang máy cho đến khi xây dựng hố thang máy hoàn thành.
1.3. Lắp đặt thang máy gia đình.
Việc lắp đặt, vận hành thang máy là trách nhiệm của nhà cung cấp thang. Nhà cung cấp thang sẽ có trách nhiệm cung cấp thang máy, lắp đặt thang máy hoàn chỉnh, vận hành, bảo hành, bảo trì thang máy trong thời hạn bảo hành, và bảo trì thang khi chủ sở hữu có nhu cầu sử dụng.
1.4. Bàn giao thang máy cho chủ sở hữu gia đình.
Thang máy sau khi được lắp đặt hoàn thiện, chạy thử, căn chỉnh hoàn thiện hết, nhà cung cấp sẽ gọi người kiểm định thang máy, sau khi kiểm định hoàn thành, thang máy được cấp phép sử dụng thì sẽ bàn giao lại thang máy cho chủ sở hữu sử dụng.
Nhìn cơ bản thì các bước để mua thang máy gia đình khá đơn giản, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn cần tìm hiểu rõ về nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp thang máy uy tín, để đảm bảo chất lượng thang máy được cung cấp, chất lượng lắp đặt, chất lượng vận hành và hoạt động của thang máy.
Làm rõ từng điều khoản các bên thực hiện khi mua thang máy gia đình
2. Làm gì với thang máy đã hết hạn sử dụng thang máy gia đình.
Thang máy cũng có hạn sử dụng cụ thể, khi thang máy đã hết hạn sử dụng có thể thay thang máy khác, hoặc với những thang máy trước đó ít sử dụng, nếu hình thức còn đẹp, chất lượng hoạt động còn ổn định...với những thang máy này có thể cải tạo, nâng cấp lại thang sao cho phù hợp.
Để xác định thang máy còn có thể cải tạo, nâng cấp được hay không cần chú ý khảo sát, đánh giá lại thang máy từ chuyên gia. Từ đó xác định những bộ phận còn dùng được, những bộ phận cần cải tạo, nâng cấp.
2.1. Xử lý với những thang đã hết hạn sử dụng thang máy gia đình.
+ Với những thang máy cải tạo, nâng cấp thường sẽ tận dụng được phần cơ khí, máy kéo, rail ...của thang.
+ Khi cải tạo nâng cấp thường sẽ phải thay hệ thống điện, nâng cấp phần hệ điều khiển của thang máy để cập nhật các công nghệ hiện đại.
+ Vệ sinh sạch sẽ lại toàn bộ thang máy cả phần cải tạo, nâng cấp cũng như các phần khác của thang.
+ Việc cải tạo, nâng cấp cho thang máy nên sử dụng loại thang giống thang máy đang sử dụng, hoặc những loại tương đồng đã được cải tiến, sử dụng công nghệ hiện đại.
+ Với những thang máy gia đình đã hết hạn sử dụng, trước đó đã sử dụng quá nhiều, thiết bị đã kém, thường xuyên hư hỏng, xảy ra lỗi thì nên thay mới hoàn toàn.
2.2. Tuổi thọ trung bình của thang máy gia đình.
Thông thường tuổi thọ trung bình của thang máy dùng ở gia đình sẽ kéo dài từ 15 đến 20 năm, hoặc có thể tùy thuộc vào loại thang, vào chế độ sử dụng, vào chế độ chăm sóc, bảo dưỡng, bảo trì thang máy.
+ Tuổi thọ của dòng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật, từ Italya, từ Thủy Điển thì tuổi thọ của thang sẽ trung bình từ 15 – 20 năm.
+ Với dòng thang máy liên doanh thì tuổi thọ của thang thường cũng sẽ được từ 15 đến khoảng 20 năm, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào việc sử dụng ít, sử dụng nhiều.
Tất nhiên tuổi thọ được quy định của thang máy gia đình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như chất lượng thiết bị, cách lắp đặt, quá trình sử dụng, chế độ chăm sóc bảo trì thang...
Thang máy cho gia đình bền hay không phụ thuộc người dùng
2.3. Một vài những yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của thang máy gia đình.
+ Chất lượng thiết bị ảnh hưởng tới tuổi thọ của thang máy gia đình.
Chất lượng thiết bị thể hiện ở nguồn gốc xuất xứ của thang, với những thang máy xuất xứ chính hãng, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật...sẽ có chất lượng tốt hơn, thang máy gia đình hoạt động uy tín, an toàn hơn, ít xảy ra hư hỏng vặt, và có tuổi thọ dài hơn so với những loại thang máy khác.
+ Tuổi thọ thang máy còn bị ảnh hưởng bởi nguồn điện.
Nếu nguồn điện cung cấp cho thang máy ổn định sẽ giúp thang máy duy trì tuổi thọ của nó tốt hơn. Đặc biệt với những thang máy sử dụng điện 1 pha cần chú ý lắp đặt ổn áp, đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định cho thang máy. Tránh tình trạng nguồn điện chập chờn, gây dễ hư hỏng các thiết bị điện, điện tử, làm ảnh hưởng tới thang máy.
+ Chế độ chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng thang máy sẽ gây ảnh hưởng tới thiết bị thang máy, tuổi thọ của thang máy.
Chế độ chăm sóc bảo trì bảo dưỡng cho thang máy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ của thang máy. Nếu được chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt hơn, làm tăng tuổi thọ cho thiết bị, ít gây hư hỏng, làm tăng tuổi thọ cho thang máy.
Với những thang máy gia đình đã quá cũ, nếu không thể cải tạo, nâng cấp thì tốt nhất nên thay thế hệ thang máy mới, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.