tư vấn thang máy
Những giải pháp khi thi công hố thang máy bị hạn chế
Xây dựng hố thang máy cần đảm bảo kích thước cơ bản như kích thước thông thủy hố thang, chiều cao phòng máy, chiều sâu hố pít. Với thang máy gia đình, việc xây dựng hố thang thường gặp phải các hạn chế này do bị hạn chế chiều cao, bị vướng kết cấu nhà không đào được hố pít, hoặc diện tích nhà nhỏ bị hạn chế kích thước hố thang.
Với những công trình thi công thang máy gặp phải các hạn chế khi xây dựng cần chú ý những giải pháp phù hợp để việc thi công được diễn ra nhanh chóng, đúng kỹ thuật.
1. Giải pháp đối với những công trình bị hạn chế về chiều cao.
Những công trình bị hạn chế chiều cao đa số là những công trình ở các khu biệt thự, các khu nhà chia lô, những nhà phố sẽ thường bị khống chế về chiều cao. Với những công trình bị hạn chế chiều cao thì giải pháp xây dựng thang máy không phòng máy là giải pháp hoàn hảo nhất.
Những thang máy không phòng máy sẽ khắc phục được những nhược điểm trong quá trình xây dựng, tuy nhiên việc xây dựng thang máy không phòng máy sẽ phải sử dụng loại động cơ không hộp số, loại động cơ này nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng, hoạt động êm ái, bền bỉ. Tuy nhiên chi phí khi mua loại động cơ này sẽ đắt đỏ hơn so với loại động cơ có hộp số.
Ngoài ra sử dụng loại thang máy không phòng máy, trong quá trình sử dụng sẽ gặp phải các vấn đề như không có phòng máy để đứng thao tác bảo trì bảo dưỡng hoặc cứu hộ khi cần.
2. Giải pháp cho công trình bị hạn chế diện tích xây dựng.
Những công trình xây dựng bị hạn chế diện tích thường là các loại công trình xây dựng thang máy gia đình cỡ nhỏ, với những công trình này thường diện tích sẽ rơi vào 30 – 50m2, hoặc những công trình xây dựng thang máy cho nhà cải tạo thường cũng sẽ hay bị thiếu kích thước.
Với những công trình xây dụng bị thiết kích thước chiều sâu hố thang thì giải pháp phù hợp chính là sử dụng đối trọng bên hông thay vì đối trọng sau.
Với những công trình bị thiếu kích thước chiều sang có thể sử dụng loại cửa mở lùa hoặc thang máy cửa mở tay.
Với những công trình nhà cải tạo, khi thiếu kích thước hố thang có thể cắt bớt cầu thang bộ, hoặc sử dụng khung sắt thép xây dựng hố thang, dùng kính cường lực hoặc alumi để bao che quanh hố thang.
3. Những công trình bị hạn chế chiều sâu hố pít.
Với những công trình bị hạn chế về chiều sâu hố pít như vướng bể phốt, bể nước, hoặc gây ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, khiến không thể đào sâu hố pít thì có thể sử dụng giải pháp như:
Sử dụng giải phải tốt nhất cho những nhà bị hạn chế chiều sâu hố pít là nâng nền của tầng 1 lên để trừ nơi cho chiều sâu hố pít.
Những hạn chế kích thước trong quá trình xây dựng thang máy gia đình đều có hướng giải quyết, tuy nhiên nên chọn hướng giải quyết phù hợp nhất với công trình xây dựng, đảm bảo thang máy sau khi lắp đặt sẽ hoạt động ổn định, êm ái, an toàn và bền bỉ.
4. Những yếu tố cơ bản gây ảnh hưởng tới tốc độ thang máy
Tốc độ thang máy là yếu tố đươc quan tâm của người tiêu dùng mỗi khi mua bán thang máy, tốc độ thang máy sẽ được cài đặt khi lắp đặt thang, mức tốc độ cho phép được cài đặt sẵn, và thang máy sẽ hoạt động theo tốc độ này. Tuy nhiên sau quá trình sử dụng, tốc độ thang máy có thể bị thay đổi, và những lý do khiến tốc độ của thang máy bị thay đổi.
4.1. Tốc độ thang máy thay đổi là do bị ảnh hưởng bởi hệ thống kiểm soát tốc độ thang máy và phanh cơ khí.
+ Phanh cơ là thiết bị an toàn, nó giúp thang máy hoạt động an toàn hơn, đặc biệt trong trường hợp thang máy chạy quá tốc độ cho phép, lúc này hệ thống phanh cơ sẽ có tác dụng đem lại an toàn cho thang máy.
+ Phanh cơ được xem là bộ phận an toàn quan trong số 1 của thang máy, phanh cơ giúp thang máy luôn nằm trong giới hạn an toàn trong quá trình thang máy di chuyển và dừng tầng đón trả khách.
+ Hệ thống phanh cơ khí của thang máy sẽ giúp thang máy tránh khỏi tình trạng vượt tốc độ cho phép, tình trạng thang máy rơi tự do sẽ được hạn chế.
Để đảm bảo hệ thống phanh cơ luôn trong trạng thái kỹ thuật tốt, cần chú ý bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra thang máy thường xuyên và theo định kỳ.
4.2. Tốc độ hoạt động của thang máy còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống cao su giảm chấn.
Hệ thống giảm chấn của thang máy là thiết bị được lắp đặt ở đáy hố pít thang máy, nó có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thang máy trong quá trình hoạt động như.
+ Hệ thống giảm chấn được lắp đặt ở đáy hố pít, nó có nhiệm vụ giảm chấn cho cabin thang máy khi thang di chuyển dừng ở tầng cuối cùng của hành trình. Nó được cấu tạo bằng cao su, dùng đỡ cabin và đối trọng.
+ Lắp đặt giảm chấn cho thang máy, cần chú ý lắp đặt đúng theo thiết kế, đúng kỹ thuật, nhằm đảm bảo bộ phận này có hiệu quả nhất với quá trình hoạt động của thang.
+ Thiết bị giảm chấn chính là bộ phận giúp thiết bị thang máy hoạt động trơn tru, hiệu quả, đặc biệt với dòng thang tải khách, thật sự đòi hỏi hoạt động trơn tru, hiểu quả, an toàn hơn.
+ Thiết bị giảm chấn sẽ giảm bớt những tổn thương cho đáy cabin thang máy khi xảy ra những va chạm của đáy cabin xuống hố pít thang máy.
Tất nhiên ngoài những yếu tố trên, tốc độ của thang máy có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác như: Loại thang máy, tốc độ cài đặt ban đầu của thang máy, tuổi thọ của thang máy, mục đích sử dụng của thang máy, số chiều cao tầng của thang máy...
Mỗi loại thang máy sẽ được cài đặt mức tốc độ khác nhau cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của thang máy, cũng như điều kiện thực tế của công trình sao cho có mức tốc độ phù hợp nhất.