Kiểm định thang máy cần lưu ý
Kiểm định thang máy là khâu cuối cùng trước khi đưa thang vào hoạt động, khâu này nhằm mục đích kiểm tra độ an toàn cũng như các sự cố có thể xảy ra bất ngờ với thang và cách xử lý như thế nào, đồng thời cũng là khâu cấp phép cho thang máy được đi vào hoạt động.
Để hoàn thành quá trình kiểm định người sử dụng cần trãi qua các bước như.
Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan đến kiểm định thang máy, nếu là thang máy cũ thì phải có phiếu kết quả, biên bản kiểm định thang máy cũ.
Trong quá trình kiểm định thì kiểm định viên đưa ra các tình huống với thang máy để kiểm tra cách xử lý như quá tải, mất điện đột ngột, từ đó phát hiện những lỗi thiếu sót để khắc phục.
Đối với thang máy và thang máy gia đình hiện nay thì mức độ kiểm định tuân theo định kỳ, chẳng hặn như loại thang liên doanh trong nước thời gian kiểm định không được vượt quá 4 năm với lần đầu kiểm định, và giảm dân sau đó, đặc biệt với thang cũ thì cần kiểm định định kỳ mỗi năm 1 lần.
Đối với kiểm định lần đầu: đây là lần kiểm định sau khi thang được lắp đặt xong và trước khi được đưa vào sử dụng.
Kiểm định theo định kỳ. sau thời hạn kiểm định lần đâu đã hết thì những lần kiểm định tiếp theo được gọi là định kỳ. kiểm định đinhh kỳ để đảm bảo thang vẫn an toàn, trường hợp nếu thang không an toàn thì cần phải thay thế các thiết bị không còn đảm bảo.
Kiểm định bất thường. Loại kiểm định này xảy ra khi thang máy xảy ra sự cố phải sửa chữa lại, lúc này kiểm định để chắc chắn thang đã được sử chữa đúng tiêu chuẩn an toàn.
Hiện nay việc kiểm định thang máy chưa được kiểm tra hoặc quản lý chính xác của cơ quan đoàn thể nào, chính vì vậy việc kiểm định hiện nay mới chỉ xuất phát từ nhu cầu của chủ sở hữu hoặc do đề nghị của đơn vị thang máy.
Chính sự sơ sài trong quản lý nên hiện nay có rất nhiều thang máy sau khi được lắp đặt và sử dụng qua thời gian thì không được kiểm định lại, nhất là những thang máy do các nhà tư nhân quản lý hầu hết là không chú ý tới việc kiểm định định kỳ cho thang.