Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

5 công đoạn chính trong lắp đặt thang máy gia đình

Lắp đặt thang máy đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, độ bền bỉ của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Bởi thế, tìm hiểu và tuân thủ đúng các công đoạn là yêu cầu cần được mỗi gia đình chú ý thực hiện.

Xác định các công đoạn trong lắp đặt thang máy gia đình đưa vào sử dụng giúp việc ứng dụng sản phẩm cho nhu cầu của từng thành viên trong gia đình đạt kết quả cao như yêu cầu. Nắm bắt thông tin, tuân thủ chuẩn xác để sử dụng thiết bị hữu ích như thang máy diễn ra thuận lợi, thành công tốt đẹp.

* Lắp đặt tay dẫn hướng và ray đối trọng.

Khi thực hiện lắp đặt thang máy đưa vào sử dụng thì thực hiện lắp đặt hệ thống ray dẫn hướng, ray đối trọng cần được tiến hành. Bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả vận hành của thiết bị nên cần được xác định một cách chuẩn xác và cụ thể. Nó đảm bảo giúp quá trình vận hành của thang máy diễn ra ổn định, không rung lắc hay có những sự cố không mong muốn xảy ra.
Việc kiểm tra chất lượng hệ thống ray, cũng như cân đối vị trí tương quan giữa các phần cố định, cũng như với các phần di chuyển để việc hoàn thiện thang máy đưa vào sử dụng diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Với thang máy vận hành ổn định là yếu tố quan trọng làm nên khả năng vận hành dài lâu theo nhu cầu thực tế. Và yêu cầu kỹ thuật trong lắp đặt hệ thống ray dẫn hướng đảm bảo:

5 công đoạn chính trong lắp đặt thang máy gia đình

- Phầng đầu ray tiếp xúc với nhau yêu cầu có độ sai lệch không vượt qua định mức cho phép là 0.2mm/lm. Độ lệch được tính toán dựa trên phương thẳng đứng trong suốt chiều dài của ray đảm bảo không vượt quá 10mm. Ngoài ra thì phần khe hở nằm ở vị trí giữa hai đầu ray trong khoảng từ 0.25 – 5mm.
- Khi thực hiện lắp đặt hệ thống ray dẫn hướng cần dùng dây dọi để kiểm tra, xác định được độ sai lệch của hệ thống ray, cũng như vị trí lắp đặt cho bộ phận quan trọng này.

* Lắp đặt hệ thống giảm chấn và đối trọng.

Với giảm chấn của thang máy gia đình có những thay đổi phụ thuộc chính vào kích thước của sản phẩm được đưa vào sử dụng. Thông thường có hai loại được đưa vào sử dụng là giảm chấn thủy lực cho hố pit yêu cầu chiều cao từ 800mm trở lên, bên cạnh đó là giảm chấn cao su dùng cho những công trình nhà riêng yêu cầu chiều sâu của hố pit ở mức dưới 800mm.
Yêu cầu cơ bản của giảm chấn và đối trọng của thang máy cần được hoàn thiện ở đúng vị trí, đồng thời khi lắp đặt cần chú ý tới một số tiêu chuẩn, một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản là:
- Tiến hành lắp đặt đồng phẳng khi so sánh với thiết bị dẫn hướng.
- Yêu cầu giảm chấn và mặt phẳng thông qua trục không lệch vượt 10mm.
- Yêu cầu về chiều cao của giám chấn cho cabin à đối trọng có cùng bộ đặt, sai lệch tối đa 5mm.
- Khi tiến hành lắp đặt giảm chấn cho thang máy cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng, chi tiết bằng dụng cụ chuyên dụng.

* Hoàn thiện động cơ cho thang máy gia đình.

Động cơ của thang máy tùy thuộc vào từng loại được đặt mua sẽ có vị trí lắp đặt cụ thể khác nhau. Động cơ có hộp số được hoàn thiện trong phòng máy, trong khi đó động cơ không hộp số hoàn thiện trong khu vực hố thang máy. Và thường khi hoàn thiện khu vực kỹ thuật như phòng máy cần đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản như:
- Yêu cầu cần đáp ứng được điều kiện cơ bản là thông thoáng, cách âm và cách nhiệt tốt.
- Kích thước chuẩn xác, đảm bảo chiều cao tối thiểu không thấp hơn 1.6m để quá trình lắp đặt và hoàn thiện sản phẩm đưa vào sử dụng diễn ra thuận lợi.
- Hệ thống tời khi hoàn thiện cần có độ chuẩn xác cần thiết để cáp nâng không lệch khỏi khu vực rãnh puli, từ đó tac động tiêu cực tới điều kiện làm việc của tổng thể thiết bị không xảy ra.
- Yêu cầu với cơ cấu nâng cần chú ý lắp đặt puli dẫn động thang máy được khống chế với khoảng lệch được tính ở giữa hai tâm không vượt quá con số 8mm.

* Hoàn thiện cabin cho thang máy gia đình.

Cabin thang máy là bộ phận mà các thành viên trong gia đình tiếp xúc trực tiếp, cần được lắp đặt một cách chuẩn xác theo đúng quy định mới giúp nhu cầu đi lại của các thành viên trong nhà được giải quyết tốt nhất. Trong đó, việc tiến hành lắp cabin cho thang máy cần thực hiện theo đúng trình tự là:
- Đư khung ngang dưới, sàn cabin đưa vào trong khu vực hố tháng, chú ý thực hiện kê cẩn thận và kỹ càng.
- Thực hiện công đoạn lắp đặt hệ thống treo cabin và hệ thống cáp nâng cho thiết bị thang máy.
- Phoàn thiện lắp thanh giằng ở hông và cabin, chú ý tới điều chỉnh độ nghiêng của sàn cabin thang máy.
- Thực hiện lắp đặt hệ thống vỏ xung quanh và phần nóc của cabin.
- Hoàn thiện với việc lắp đặt cửa cabin thang máy.

5 công đoạn chính trong lắp đặt thang máy gia đình

* Hoàn thiện cửa tầng cho thang máy gia đình.

Lắp đặt cửa tầng là công đoạn cuối cùng cần thực hiện, trước khi đưa thang máy vào sử dụng. Việc có thể thực hiện được hiệu quả và chuẩn xác là điều vô cùng quan trọng bởi nó tạo nên tổng thể chất lượng, giúp quá trình đóng mở chuẩn xác và duy trì hiệu quả sử dụng cao như yêu cầu.
Về thời gian thực hiện thì lắp đặt cửa tầng được thực hiện sau khi cabin thang máy được hoàn thiện đầy đủ. Thực hiện một cách chuẩn xác theo các bước đảm bảo giúp hoàn thiện thang máy đưa vào sử dụng diễn ra thành công tốt đẹp như mỗi nhà mong muốn.
Lắp đặt thang máy gia đình chuẩn xác ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện sản phẩm đưa vào sử dụng. Tìm hiểu và xác định được các công đoạn, các bước cơ bản giúp quá trình hoàn thiện thiết bị đưa vào sử dụng diễn ra thuận lợi như yêu cầu. Qua đó việc sở hữu thang máy gia đình đạt chuẩn, sử dụng hiệu quả là điều được đảm bảo tốt.

Bạn đang ở trang: Home Có thể bạn chưa biết 5 công đoạn chính trong lắp đặt thang máy gia đình

Tin tức thang máy

Những lưu ý khi lắp thang máy chung cư Những lưu ý khi lắp thang máy chung cư Việc lắp đặt và sử dụng thang máy trong các tòa nhà chung cư yêu cầu tuân thủ nhiều quy định và lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lắp đặt thang máy chung cư.

Xem tiếp