Nâng thêm tầng cho thang máy gia đình đã sử dụng
Rất nhiều công trình tư nhân khi xây dựng muốn xây cao tầng nhưng không xin được cấp phép để xây dựng theo ý muốn và họ đành làm móng trước và xây dựng một số tầng trong giấy phép chờ tương lại xây thêm được một số tầng nữa, chính vì hạng mục thang máy khi lắp đặt vào những ngôi nhà như vậy cũng chỉ lắp được những tầng đã xây dựng khi nâng tầng lên thì sẽ nối thêm tầng cho thang máy, khi thang máy gia đình đã hoạt động một thời gian thì lắp thêm tầng không phải là 10 triệu như khi lắp mới mà chi phí tốn kém hơn rất nhiều, nó bao gồm nhiều chi phí được tổng hợp dưới đây.
1. Chi phí tháo dỡ thang máy gia đình.
Thang máy sau khi đã đưa vào sử dụng nếu muốn nâng thêm tầng sẽ phải thực hiện khá nhiều công đoạn. Công đoạn đầu tiên của việc nâng tầng thang máy gia đình là tháo dỡ 1 số hạng mục để tiến hành nối tầng.
Việc tháo dỡ được thực hiện với thang máy không phòng máy thì việc tháo dỡ thang máy sẽ đơn giản, ít tốn kém chi phí hơn. Còn với loại thang máy có phòng máy thì việc tháo dỡ sẽ khó khăn hơn, việc tháo toàn bộ bệ máy, máy kéo, tủ điện để đập phá phòng máy, xây dựng phòng máy mới và di chuyển lên lắp đặt lại sẽ gây tốn kém khá nhiều công sức và chi phí.
Ngoài chi phí tháo dỡ thì còn tốn kém chi phí xây dựng thêm phòng máy cũng gây tốn kém chi phí, gây bụi bặm, ồn ào cho công trình khá nhiều.
2. Hạng mục lắp đặt rail dẫn hướng thang máy gia đình.
Rail dẫn hướng được trang bị xuyên suốt hố thang máy, nó là thiết bị dẫn hướng cho cabin thang máy di chuyển đúng hướng. vì vậy khi tăng thêm tầng cho ngôi nhà, nghĩa là rail dẫn hướng phải dài hơn, những rail dẫn hướng cũ không đủ dùng, vì vậy phải nối thêm rail cho phù hợp. Việc nối rail cần thực hiện cả với rail dẫn hướng cabin và đối trọng.
3. Thay cáp tải thang máy gia đình.
Cáp tải thang máy là thiết bị quan trọng liên kết giữa cabin, động cơ, đối trọng. Cáp tải được cắt vừa đủ với số tầng hiện tại của cầu thang máy, vì vậy khi nâng thêm tầng thì cáp tải sẽ phải thay mới hoàn toàn tất cả cáp. Còn với cáp tín hiệu, cáp điện có thể tiến hành nối thêm để tiết kiệm chi phí thay cho việc thay mới hoàn toàn.
4. Lắp thêm hệ thống cửa tầng thang máy gia đình.
Cửa tầng hoàn toàn không thể thiếu trong thiết bị cầu thang máy, khi nâng thêm mấy tầng đồng nghĩa với việc phải lắp thêm nấy bộ cửa tầng.
Ngoài ra cứ thêm 1 bộ cửa tầng thì cần phải thêm 1 bộ truyền động cửa và 1 bộ cánh cửa, việc lắp thêm cánh cửa tầng có thể lựa chọn các vật liệu cấu thành cánh cửa như inox sọc nhuyễn, inox gương, thép phủ sơn, kính cường lực... vật liệu nào cũng lắp đặt, tuy nhiên khách hàng nên chọn vật liệu giống vật liệu vốn có của thang máy ở các tầng dưới cho đồng bộ và đẹp mắt.
Bên cạnh đó tại mỗi của tầng đều có một rãnh cửa, nó có chức năng xác định đúng hướng và cố định cửa tầng lúc đóng mở.
5. Bảng gọi tầng thang máy gia đình.
Bảng gọi tầng thang máy được lắp đặt ở bên ngoài mỗi cửa tầng, nó được dùng để người sử dụng thang máy gọi tầng mỗi khi có nhu cầu sử dụng. khi thực hiện nâng thêm bao nhiêu tầng thì lắp thêm bấy nhiêu bảng gọi tầng.
6. Lắp đặt lại điện thang máy.
Sau khi lắp xong các hạng mục cơ khí ở trên thì thợ điện cần lắp đặt lại hệ thống điện cho thang máy, sau đó cho thang máy chạy thử.
7. Kiểm định lại thang máy.
Sau khi thang máy gia đình lắp đặt lại hoàn thiện, hết thời gian chạy thử, thang máy cần đưa vào kiểm định lại, nếu kết quả kiểm định đạt thang máy mới được đưa vào sử dụng.