Thang máy không kiểm định sẽ bị sử phạt thế nào
Thang máy là thiết bị chở người di chuyển theo chiều thẳng đứng, do đó thang máy là thiết bị được kiểm soát nghiêm ngặt về độ an toàn với người sử dụng. Việc kiểm định thang máy là 1 bước quan trọng trong việc đảm bảo an toàn với người sử dụng thang máy.
1. Vậy tại sao phải kiểm định thang máy.
Kiểm định thang máy là việc các nhân viên kiểm định sử dụng các thiết bị, máy móc để kiểm tra chất lượng thiết bị, chất lượng lắp đặt, các yếu tố kỹ thuật của thang máy. Việc kiểm định nếu đạt chất lượng, thang máy sẽ được cấp phép hoạt động.
Với thang máy sau khi kiểm định không đạt chất lượng thì sẽ được chỉnh sửa, làm lại theo đúng quy định, đúng kỹ thuật, sau đó kiểm định lại, đảm bảo kỹ thuật sẽ đưa vào hoạt động.
Nếu thang máy sau khi lắp đặt không kiểm định, hoặc sau khi hết thời hạn kiểm định mà không kiểm định lại, thang máy vẫn tiếp tục sử dụng, nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ xử phạt theo quy định của nhà nước.
2. Tổ chức được phép kiểm định thang máy.
Kiểm định thang máy là việc các cư quan, các đơn vị, các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy. Một trong những đơn vị uy tín nhất của kiểm định an toàn thang máy tải khách chở người hiện nay là trung tâm kiểm định an toàn khu vực I thuộc bộ lao động thương binh và xã hội kiểm định.
3. Mức xử phạt nếu không kiểm định thang máy đúng quy định.
Theo điều 23, nghị điịnh 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, trong đó có quy định về việc thang máy không kiểm định đã đưa vào hoạt động và hết hạn kiểm định không kiểm định lại sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà nước.
+ Phạt khi không khai báo, kiểm định đã đưa thang máy vào hoạt động. Mức phạt sẽ từ 1 – 2 triệu đồng khi đưa vào sử dụng mà sau 30 ngày vẫn chưa khai báo.
+ Xử phạt mức 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với các cơ sở, các cá nhân, chủ sở hữu khi đưa thang máy vào hoạt động nhưng không lưu giữ đầy đủ giấy tờ, hồ sơ kỹ thuật.
+ Xử phạt từ 15 đến 20 triệu đồng đối với những đơn vị vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hoặc những nơi sử dụng thang máy chưa được chứng nhận, chưa dán tem kiểm định, cấp phép hoạt động, cũng như những nơi sử dụng thang máy chở khách không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết thời hạn sử dụng.
+ Mức phạt tăng lên 50 đến 75 triệu đồng đối với những đơn vị có các hành vi tiếp tục sử dụng thang máy nếu thang máy có kết quả kiểm định nhưng không đạt yêu cầu.
Việc kiểm định thang máy không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, kiểm định thang máy còn là vấn đề để thang máy được cấp phép hoạt động, đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật. Do đó thang máy trước khi đưa vào sử dụng cần kiểm định, với những thang máy sau khi hết thời hạn kiểm định cần phải kiểm định lại, hoặc những thang máy có sửa chữa, cải tạo, thay thế trang thiết bị, những thang máy gây tai nạn cũng cần được kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi sử dụng lại.