Vận hành thang máy và xử lý khi vận hành
Sử dụng thang máy mang đến tiện ích mang lại là rất lớn, nhưng người sử dụng cần chú ý đến quy trình vận hành và đặc biệt là trong trường hợp vận hành mà thang máy có sự cố xảy ra thì việc xử lý như thế nào cho đúng cách và an toàn là điều mà chúng ta cần phải tìm hiểu trong quá trình sử dụng thang máy.
1. Quy trình vận hành thang máy.
Vận hành thang máy thực chất là quá trình sử dụng thang máy thông qua các hành động như bấm nút điều khiển thang, để thang di chuyển đến tầng mong muốn.
Việc vận hành thang máy trãi qua một số các bước như sau:
+ Với những người sử dụng thang máy khi muốn di chuyển chỉ cần bấm nút gọi thang, những người đi lên bấm nút gọi thang theo chiều mũi tên đi lên và ngược lại với những người đi xuống.
+ Khi cửa thang máy mở, di chuyển vào cabin thang máy khách hàng tiếp tục bấm nút điều khiển ở bảng buttong trong cabin tới tầng mình muốn đến.
+ Khi thang máy di chuyển đến điểm dừng khách đã yêu cầu, thang sẽ dừng, cửa thang sẽ mở, khách sẽ di chuyển ra khỏi thang, thang máy sẽ di chuyển ở chiều lên đón khách bằng cách đón khách ở tầng cao nhất đến các tầng thấp, còn ở chiều xuống sẽ trả khách từ tầng cao nhất đến tầng thấp nhất.
2. Một số lỗi có thể xảy ra khi vận hành thang máy.
+ Hiện tượng lỗi do thang quá tải.
Thang máy có quy định mức tải trọng nhất định, vì vậy nếu người sử dụng mà sử dụng vượt quá mức tải trọng cho phép được ghi rõ trên bảng điều khiển, lúc này thang máy sẽ có chuông báo quá tải, cửa thang máy không đóng lại được, thang máy không di chuyển.
Để vận hành thang máy an toàn trong trường hợp này, cách tốt nhất di chuyển bớt tải trọng ra khỏi thang máy, chỉ sử dụng đúng mức tải trọng cho phép.
+ Hiện tượng lỗi do dừng tầng không chính xác.
Hiện tượng dừng tầng không chính xác của thang máy xảy ra khi thang máy đón, trả khách không đúng với lệnh yêu cầu của người sử dụng. hoặc cũng có thể là dừng không bằng tầng.
Gặp hiện tượng này cần nhanh chóng báo lại cho kỹ thuật thang máy để sớm có biện pháp xử lý, đảm bảo thang máy hoạt động đúng với các lệnh của người sử dụng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
+ Hiện tượng lỗi khi cửa đóng mà cabin không di chuyển.
Đây là trường hợp cũng thường xảy ra với thang máy, hiện tượng cửa đóng, cabin không di chuyển có thể là do vật lạ, bụi bẩn, rác kẹt trong rãnh cabin, lúc này cabin đóng cửa, thang không di chuyển, dẫn đến hiện tượng kẹt người trong thang.
Nếu khách hàng sử dụng gặp trường hợp này, hãy nhanh chóng nhấn nút mở cửa hoặc nút gọi tầng ở bảng cabin để cửa mở ra, trong trường hợp cửa không mở ra thì nên nhấn chuông báo động để nhờ trợ giúp.
+ Hiện tượng thang không cứu hộ tự động.
Hiện tượng này là khi xảy ra tình trạng mất điện, thang máy dừng hoạt động, hệ thống cứu hộ tự động không hoạt động, thang máy không mở cửa để giải thoát những người bên trong.
Khi gặp hiện tượng này xảy ra, cần báo với kỹ thuật thang máy để sớm có biện pháp kiểm tra, xử lý hệ thống cứu hộ tự động.
+ Hiện tượng thang máy bị nhiễm điện.
Hiện tượng nhiễm điện của thang máy là vấn đề được khá nhiều người sử dụng quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệm điện là do thiết bị điện, điện tử, hoặc cabin bị ẩm ướt do tràn nước hoặc do nước mưa hắt vào gây ẩm ướt, dẫn đến hiện tượng người sử dụng bị điện giật tê tê khi bấm thang hoặc sờ vào các thiết bị inox trong thang. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do thiết bị cách điện không tốt khi lắp đặt và lại không được làm thiết bị nối đất cho thang máy khi lắp điện.
Nhìn chung thì thang máy là thiết bị máy móc điện, điện tử, vì vậy nó khó có thể tránh khỏi các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người sử dụng phải học cách sử dụng thang đúng hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất đưa ra, đồng thời biết cách xử lý tình huống đúng khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng.