Thông số kỹ thuật dành cho các loại tải trọng của thang máy gia đình
Thang máy gia đình là loại thang máy nhà thấp tầng với các tải trọng bé, thang máy gia đình thường có những mức tải trọng phổ biến như sau: tải trọng 300kg, 350kg, 450kg, ngoài ra mức tải trọng có thể lớn hơn để phù hợp với thực tế công trình xây dựng.
Mỗi loại tải trọng sẽ phù hợp với 1 công trình xây dựng khác nhau, mức tải trọng sẽ dựa trên kích thước thực tế, nhu cầu sử dụng của thang máy để lựa chọn cho phù hợp.
1. Thông số kỹ thuật dành cho loại tải trọng 250kg.
Đây là loại tải trọng phổ biến của thang máy gia đình. Để lắp đặt thang máy có tải trọng 250kg thì thang máy sẽ cần các thông số kỹ thuật như sau.
+ Kích thước hố thang máy của thang tải trọng 300kg là 1400mm x 1400mm.
+ Với kích thước hố thang như vậy thì thang máy sẽ có cabin với kích thước là 1050mm x 900mm và cao 2100mm.
+ Với loại thang 250kg thì chiều cao OH yêu cầu là 3400mm hoặc có thể xây cao hơn với những công trình không bị hạn chế chiều cao xây dựng.
+ Chiều sâu hố pít của hố thang máy sẽ là 600mm, với n hững công trình xây dựng không bị vướng bể phốt, bể nước, hoặc không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà có thể đào hố pít sâu hơn.
+ Loại thang máy 250kg có thể sử dụng công suất động cơ 2.2kw với thang không phòng máy và 3.7kw với thang có phòng máy.
+ Nguồn điện sử dụng cho loại thang này sẽ là điện 1 pha hoặc điện 3 pha.
2.Thông số kỹ thuật của thang máy 350kg.
Loại tải trọng 350kg là tải trọng được sử dụng nhiều nhất của dòng thang máy gia đình hiện nay. Nhưng thông số kỹ thuật cơ bản của loại thang 350kg là.
+ Kích thước hố thang yêu cầu là 1500mm x 1500mm với loại thang tiêu chuẩn.
+ Với kích thước thông thủy như vậy thì kích thước cabin thang máy sẽ đạt 1100mm x 1000mm và cao 2100mm. Ngoài ra có thể lắp loại có kích thước bé hơn cho thang 350kg đều được.
+ Chiều cao OH của thang máy 350kg là 3800mm.
+ Chiều sâu hố pít yêu cầu là 700mm.
+ Loại thang 350kg có thể sử dụng động cơ 3.7kw với thang có phòng máy, sử dụng động cơ mitsubishi và sử dụng loại 3.0kw với loại sử dụng động cơ fuji không hộp số.
+ Nguồn điện của thang máy tải trọng 350kg có thể dùng điện 1 pha hoặc điện 3 pha đều được.
3. Thông số kỹ thuật của thang máy 450kg.
Với loại tải trọng 450kg, 550kg hoặc các loại tải trọng lớn hơn thì ít được sử dụng hơn so với loại thang có tải trọng 350kg.
+ Kích thước hố thang máy cho loại thang 450kg yêu cầu là: 1650mm x 1550mm.
+ Kích thước cabin đạt được của loại thang này sẽ là 1200mm x 1000mm và cao 2100mm. Với những công trình không đủ kích thước tiêu chuẩn này có thể lắp loại kích thước bé hơn.
+ Chiều cao OH của loại thang này sẽ là 3800mm.
+ Chiều sâu yêu cầu của hố pít sẽ là 800mm.
+ Động cơ của loại thang này sẽ yêu cầu là 5.5kw
+ Điện sử dụng của thang máy tải trọng 450kg trở lên thương yêu cầu là nguồn điện 3 pha.
Đây là 3 loại tải trọng phổ biến nhất của thang máy gia đình, ngoài ra thang máy gia đình có thể lắp đặt theo thực tế từng công trình, nghĩa là thang máy gia đình có thể lắp đặt các loại tải trọng nhỏ hơn 300kg và lớn hơn 450kg, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và kích thước thực tế.
Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện lưới
Thang máy là thiết bị hoạt động bằng điện, do đó khi xảy ra hiện tượng mất điện thang máy sẽ không thể hoạt động được. Đa số người muốn lắp đặt thang máy đều quan tâm vấn đề thang máy mất điện sẽ như thế nào. Cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của thang máy sau khi xảy ra mất điện lưới.
1. Về nguyên lý hoạt động của thang máy sau khi xảy ra mất điện.
Thang máy sau khi xảy ra mất điện thì thang máy sẽ lập tức dừng hoạt động ngay khi điện bị ngắt. Trong trường hợp này thang máy sẽ xảy ra 2 trường hợp, 1 là thang máy sẽ xảy ra hiện tượng dừng hoàn toàn, cửa vẫn đóng khi không có hệ thống cứu hộ tự động. trường hợp 2 là thang máy có thiết bị cứu hộ tự động, thiết bị cứu hộ tự động được kích hoạt, thang máy sẽ di chuyển trở về tầng gần nhất và mở cửa cho người phía trong di chuyển ra ngoài.
Nguồn điện dự phòng chỉ đủ cho thang máy hoạt động cứu hộ, di chuyển về tầng gần nhất, mở cửa ra cho người trong thang ra ngoài, như vậy là đã hết nguồn điện.
Để đảm bảo thang có thể cứu hộ tự động, thiết bị cứu hộ tự động nhất định phải hoạt động được. Vậy làm thế nào để thiết bị cứu hộ tự động có thể hoạt động khi thang xảy ra mất điện, thì thang máy phải đảm bảo được bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra cứu hộ tự động thường xuyên.
2. Nguồn điện dự phòng của thiết bị cứu hộ tự động.
Nguồn điện dự phòng thường được gọi là bộ lưu điện UPS, thiết bị này được gắn trong tủ điều khiển của thang máy, mục đích của nó nhằm cung cấp điện cho thiết bị cứu hộ tự động khi cần thiết. Và sau khi thiết bị cứu hộ tự động hoạt động, ác quy hết điện, và nó lại tiếp tục được sạc điện khi thang máy có điện lưới trở lại.
Bộ lưu điện cho thang máy hiện nay có 2 loại, sử dụng được cho thang 1 pha và 3 pha, mặc dù trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên bộ lưu điện phù hợp nhất chính là bộ lưu điện đi theo thang máy của nhà cung cấp thang máy đưa ra.
3. Chức năng của thiết bị cứu hộ tự động thang máy
Thiết bị cứu hộ tự động của thang máy có chức năng cứu hộ cho hành khách đi thang máy bị kẹt lại trong thang do mất điện lưới. Khi gặp trường hợp này, thiết bị cứu hộ tự động sẽ kích hoạt, cung cấp nguồn điện cho thang máy di chuyển về tầng gần nhất, sau đó mở cửa thang máy cho những người phía trong di chuyển ra ngoài.
Thiết bị cứu hộ tự động chỉ có chức năng cứu hộ trong trường hợp thang máy mất điện lưới, không có chức năng cứu hộ trong các trường hợp thang máy hư hỏng, kẹt người khác.
Nguồn điện của thiết bị cứu hộ tự động chỉ đủ cho thang máy di chuyển từ vị trí thang dừng đến tầng gần nhất, mở cửa thang máy ra là hết.
Để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, thiết bị cứu hộ tự động hoạt động tốt, thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ, thiết bị cứu hộ tự động cần được kiểm tra thường xuyên.