Thủ tục pháp lý trước và sau khi lắp đặt thang máy
Để lắp đặt thang máy, chủ đầu tư cần có thủ tục pháp lý hợp lý mới tiến hành lắp đặt, nhằm đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Những thủ tục pháp lý của thang máy trước và sau khi lắp đặt là.
1. Thủ tục lắp lý trước khi lắp đặt.
Thủ tục pháp lý trước khi lắp đặt thang máy chính là giấy phép xây dựng, lý do cần xin giấy phép xây dựng bởi thang máy là thiết bị máy móc điện, điện tử được xếp vào hạng mục hàng hóa đặc biệt cần đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thang máy là thiết bị chở người, lại di chuyển theo chiều thẳng đứng, do vậy phải đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Việc xin giấy phép xây dựng thang máy thực chất khách hàng không cần lo lắng, bởi hầu hết các đơn vị cung cấp thang máy đều được cấp phép hoạt động, hàng hóa thiết bị đã được kiểm định chất lượng.
Khách hàng chỉ cần có hợp đồng của nhà cung cấp thang máy đưa cho để xin điện 3 pha, phục vụ cho thang máy là được.
2. Thủ tục pháp lý sau khi lắp đặt thang máy.
Thủ tục pháp lý sau khi lắp đặt thang máy là kiểm định an toàn. Kiểm định an toàn của thang máy là thủ tục được đơn vị có thẩm quyền, được cấp phép kiểm định lại chất lượng thang máy, chất lượng lắp đặt thang máy, thông số kỹ thuật khi lắp đặt có đạt yêu cầu hay không...
Kiểm định thang máy là công việc được các kiểm định viên của đơn vị kiểm định thuộc bộ lao động thương binh và xã hội kiểm định. Sau khi kiểm định nếu hàng hóa đạt chất lượng thì sẽ được dán tem, cấp phép cho thang máy hoạt động.
Với những thang máy chưa được kiểm định sẽ không được đưa vào sử dụng, nếu đưa vào sử dụng là trái quy định của pháp luật, do đó những trường hợp này có thể sẽ bị phạt và cho ngưng hoạt động thang máy.
Việc kiểm định thang máy cần thực hiện theo định kỳ giống như đăng kiểm ô tô, thang máy sau thời gian sử dụng từ 2 đến 3 năm sẽ phải kiểm định lại.
3. Tuân thủ theo quy định của nhà nước khi sử dụng thang máy.
Nhà nước ban hành thông tư 15/2018 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình mà Bộ LĐTB&XH đã ban hành.
Tuân thủ các thủ tục pháp lý, không chỉ là tuân thủ theo quy định pháp luật, nó cũng là cơ sở đảm bảo an toàn cho thang máy trong quá trình sử dụng thang.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng thang máy cần phải theo dõi, quản lý, kiểm tra thang máy thường xuyên. Huấn luyện an toàn khi vệ sinh, khi cứu hộ thang máy, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy cũng như người thực hiện cứu hộ thang máy.
Bên cạnh việc tuân thủ các thủ tục pháp lý, trong quá trình sử dụng thang máy cần chú ý đảm bảo an toàn bằng cách bảo trì, bảo dưỡng thang máy theo đúng định kỳ, sửa chữa, thay thế những thiết bị không còn đảm bảo, điều đó giúp thang máy hoạt động ổn định, êm ái và an toàn.
Tốc độ phù hợp cho các loại thang máy
Tốc độ của thang máy thể mức mức độ di chuyển nhanh hay chậm của 1 thang máy. Việc lựa chọn tốc độ cho thang máy cần phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau như: cấu hình thang máy, tải trọng thang, hành trình của thang, mục đích sử dụng của thang...
1. Cách tính tốc độ cho 1 thang máy cơ bản.
Tốc độ thang máy chủ yếu là phụ thuộc vào chiều cao tòa nhà, vào mục đích sử dụng thang máy, về cơ bản tốc độ thang máy có thể tính theo phương pháp lấy số tầng của tòa nhà nhân với 10, như vậy sẽ cho ra tốc độ m/phút của thang máy phù hợp.
Tuy nhiên với những nhà cao tầng, tốc độ thang máy có thể phù thuộc vào công nghệ thang máy hoặc những yêu cầu thực tế của tòa nhà để lựa chọn mức tốc độ tối ưu nhất, phục vụ nhanh nhất cho nhu cầu di chuyển.
2. Tốc độ phù hợp của thang máy.
Thang máy hiện nay có nhiều loại, từ thang máy gia đình, thang máy nhà cao tầng, thang máy chở hàng...mỗi loại thang máy sẽ có mức tốc độ hoạt động khác nhau.
+ Tốc độ phù hợp cho thang máy gia đình.
Thang máy gia đình là loại thang máy nhà thấp tầng, do đó tốc độ của thang máy cũng khá thấp. Cách tính tốc độ thang máy phù hợp nhất là lấy số tầng, nhân với 10, như vậy sẽ ra được số m/phút.
Tốc độ thang máy gia đình chỉ giao động từ 30m/ phút đến 60m/phút. Tốc độ phụ thuộc vào độ cao của công trình xây dựng.
+ Tốc độ phù hợp với thang máy tải hàng.
Đối với các thang máy tải hàng hóa chuyên dụng, thì tốc độ thang máy có thể cài đặt khoảng từ 0.5 m/s – 1.5m/s tương đương khoảng 15m/p – 60m/p. Hoặc tùy thuộc vào loại hàng hóa cần vận chuyển để cài đặt mức tốc độ phù hợp.
+ Tốc độ phù hợp với thang máy nâng ô tô.
Là loại thang máy có mức tải trọng lớn, loại thang máy này thường có tải trọng từ 2 đến 3 tấn, nó có tốc độ nâng từ 30 – 45m/phút. Có thể tốc độ thấp hơn mức tốc độ trung bình, nhằm hạn chế sự va đập của ô tô khi di chuyển.
+ Tốc độ của thang máy đối với thang máy tải thực phẩm.
Thang máy tải thực phẩm thường có tốc độ từ 30m/p đến 60m/phút tùy theo chiều cao tòa nhà. Và với các loại tời thực phẩm thì tốc độ có thể thấp hơn từ 10m/phút đến 20m/phút.
+ Tốc độ thang máy nhà cao tầng.
Với nhà cao tầng yêu cầu di chuyển nhanh hơn, do đó tốc độ thang máy nhà cao tầng thường khá cao, tùy vào các độ cao khác nhau, tốc độ thang máy có thể 90m/ phút, 120m/phút, 150m/phút... với các loại thang máy dùng cho các tòa nhà trọc trời thì tốc độ thang máy có thể rơi vào khoảng 1.010m/ phút đến 1.260m/phút.
Tốc độ thang máy sẽ ảnh hưởng tới giá tiền của thang máy, do đó tốc độ thang máy thường phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, với chiều cao tòa nhà. Những thang máy có tốc độ hoạt động càng nhanh thì giá tiền càng tăng cao.