Ưu điểm của dòng thang máy nội địa
Dòng thang máy nội địa hiện nay là dòng thang máy chuyên cung cấp các loại thang máy với tải trọng nhỏ và vừa cho các công trình xây dựng nhà thấp tầng. Dòng thang máy nội địa được sản xuất trong nước.
Hiện nay dòng thang máy nội địa là dòng thang máy được sử dụng phổ biến cho dòng thang máy nhà thấp tầng, thang máy nội địa có những ưu điểm vượt trội như:
1. Thang máy nội địa là loại có giá cả hợp lý.
Thang máy nội địa là dòng thang máy sản xuất trong nước, mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay dòng thang máy cho nhà thấp tầng thì thang máy nội địa chiếm khoảng 80 – 90%.
Sở dĩ thang máy nội địa được sử dụng nhiều, phổ biến là bởi thang máy nội địa trong nước có giá cả hợp lý, phù hợp với tài chính người tiêu dùng.
2. Thang máy nội địa trong nước khá an toàn.
Gọi là thang máy nội địa, nhưng thực chất Việt Nam chưa sản xuất được thang máy, do đó thang máy nội địa thực chất của nó là loại thang máy liên doanh, được nhập khẩu các máy móc thiết bị chính, sản xuất cabin trong nước từ nguồn inox nhập khẩu.
Do đó mặc dù gọi là thang máy nội địa, nhưng thực chất nó là thang liên doanh, nó được nhập khẩu tất cả các máy móc thiết bị chính từ hãng thang máy, trong nước chỉ cắt trấn inox và làm khung cơ khí của cabin.
Thang máy được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn giống như loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, do đó thang máy nội địa là loại an toàn tuyệt đối với người sử dụng nếu được lắp đặt, vận hành đúng theo quy định.
3. Thang máy nội địa có kích thước phong phú.
Thang máy nội địa thường khá linh hoạt về kích thước, đây cũng là 1 ưu điểm nổi bật của thang máy trong nước. Loại thang được sản xuất theo kiểu may đo, do đó nó có thể đáp ứng được mọi loại công trình xây dựng, với các mức kích thước khác nhau, sao cho kích thước phù hợp nhất với nhu cầu người sử dụng.
Ngoài ra thang máy nội địa còn có loại thang sử dụng cửa mở tay, đáp ứng cho những công trình xây dựng có kích thước nhỏ nhất, không thể làm được loại cửa tự động.
4. Thang máy nội địa có dịch vụ bảo dưỡng nhanh chóng.
Loại thang này có dịch vụ bảo hành dài hạn, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, nhanh chóng, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu người sử dụng.
Ngoài ra thang máy nội địa không chịu chính sách độc quyền, do đó có thể thay thế trang thiết bị 1 cách đơn giản, giá cả cạnh tranh, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của người sử dụng.
Dòng thang máy nội địa đa phần đều đáp ứng được nhu cầu người sử dụng về mọi mặt, do đó dòng thang này ngày càng phổ biến trên thị trường.
Nguy hiểm rình rập nếu dùng thang máy quá tải
Những nguy hiểm có thể xảy ra với thang máy quá tải là nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người sử dụng thang. Sở dĩ nói như vậy bởi thang máy quá tải có thể gây ra tình trạng thang tụt tự do, hoặc đứt cáp, rơi tự do.
Nếu như thang máy quá tải, có thể không xảy ra các hiện tượng trên ngay lúc đấy, nhưng nếu thang phải hoạt động trong 1 thời gian dài với trạng thái quá tải sẽ xảy ra hiện tượng cáp hao mòn, lâu dần sẽ đứt cáp. Ngoài ra thang máy hoạt động quá tải lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng máy móc thiết bị do phải làm việc quá sức.
- Để hạn chế tình trạng thang máy quá tải cần chú ý.
+ Để hạn chế tình trạng quá tải, thang máy cần có hướng dẫn sử dụng, những hướng dẫn ghi rõ thông số của thang như tải trọng, số người nên sử dụng mỗi chuyến. Tránh tình trạng người sử dụng sử dụng quá số tải trọng cho phép của thang.
+ Thang máy thường có cảm biến báo quá tải, khi gặp tình trạng này, người sử dụng cần chú ý ngưng sử dụng, di chuyển bớt tải trọng ra khỏi thang.
+ Mỗi chiếc thang máy thường quy định 1 mức tải trọng cố định, tải trọng này tương ứng với 1 lượt di chuyển của thang. nếu gặp tình trạng vượt quá tải trọng được ghi trong thang, cần nhanh chóng di chuyển ra khỏi thang.
+ Trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng, cần bảo trì, bảo dưỡng thang máy, kiểm tra hệ thống báo quá tải thường xuyên, tránh tình trạng báo quá tải hư hỏng.
- Lắp đặt thiết bị báo quá tải cho thang máy.
Để tránh tình trạng thang máy hoạt động quá tải, không thể trông chờ vào ý thức người sử dụng. Mà để hạn chế tình trạng thang máy quá tải, cần lắp thiết bị báo quá tải cho thang máy.
+ Cấu tạo của thiết bị báo quá tải thang máy.
Thiết bị báo quá tải của thang máy được chia làm 3 bộ phận chính, là thiết bị cảm biến trọng lượng, bộ điều khiển và thiết bị báo hiệu. Những bộ phận này được liên kết chặt chẽ với nhau, nó hình thành nguyên lý hoạt động chuẩn xác mượt mà cho thang máy trong quá trình vận hành.
Thiết bị cảm biến gồm 3 bộ phận chính, mỗi bộ phận có nhiệm vụ khác nhau.
Cảm biến trọng lượng: cảm biến trọng lượng giống như 1 cái cân tải trọng, cảm nhận được tải trọng bên trong thùng thang máy.
Bộ điều khiển: bộ điều khiển quá tải được kết nối với phần cảm biến, nó tiếp nhận những tín hiệu cảnh báo và tính toán nhanh chóng tải trọng phía trong thang máy.
Thiết bị báo hiệu quá tải: thiết bị n ày nó được kết nối với bộ điều khiển và được lắp đặt, định vị trong buồng thang máy.
+ Nguyên lý hoạt động của công tắc báo quá tải.
Thiết bị báo quá tải lắp đặt dưới cabin, khi thang máy hoạt động ở trạng thái bình thường, thiết bị báo quá tải sẽ giữ nguyên ở trạng thái sip overload, nhưng khi xảy ra sự cố quá tải trọng cho phép của thang máy, lúc này công tắc hoạt động, dẫn đến tín hiệu báo quá tải vang lên, lúc này cửa thang sẽ không thể đóng lại, và cửa thang không đóng lại thì thang sẽ không hoạt động.
Để đảm bảo an toàn, thang máy phải được lắp đặt thiết bị quá tải, và thiết bị này cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất.