Những tiêu chuẩn của thang máy
Để có 1 chiếc thang máy tốt, hoạt động ổn định, êm ái, an toàn và bền bỉ trong quá trình sử dụng, thì thang máy phải đề ra các tiêu chuẩn cho quá trình lắp đặt, sử dụng thang.
1. Tiêu chuẩn về an toàn.
Tiêu chuẩn an toàn thang máy là 1 tiêu chuẩn quan trọng, tiêu chuẩn này được ban hành từ những năm 1993. Tiêu chuẩn này liên quan đến kỹ thuật của thang máy cũng như sự an toàn trong quá trình lắp đặt, sử dụng thang máy.
Dưới đây sẽ là 1 số tiêu chuẩn an toàn của thang máy như:
TCVN 5866: 1995 tiêu chuẩn về cơ cấu an toàn cơ khí.
TCVN 5867: 1995 tiêu chuẩn liên quan đến sự an toàn cabin, rail dẫn hướng và đối trọng thang máy.
TCVN 6395: 1998 và TCVN6904: 2001 tiêu chuẩn về cấu tạo và lắp đặt liên quan tới thang máy điện.
Để đảm bảo an toàn cho thang máy, nhưng tiêu chuẩn trên cần được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng quy định.
2. Tiêu chuẩn về kích thước và tải trọng của thang máy.
Tiêu chuẩn về kích thước và tải trọng của thang máy thường quy định cho những công trình xây dựng thang máy nhà cao tầng, thang máy nhiều người sử dụng.
Với những loại thang máy này, tiêu chuẩn quy định phải lắp đặt đủ tải trọng so với kích thước và ngược lại. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình sử dụng.
3. Những tiêu chuẩn về mật độ sử dụng thang máy.
Tiêu chuẩn về mật độ thang máy cũng tùy thuộc vào từng công trình lắp đặt, chủ yếu quy định cho nhà cao tầng, những nơi đông người sử dụng.
Chẳng hạn với các chung cư từ 6 tầng trở lên yêu cầu sẽ phải có tối thiểu 1 thang máy. Đối với chung cư 9 tầng trở lên cần có tối thiểu 2 thang máy trở lên. Số lượng người sử dụng thang máy sẽ được áp dụng để tính toán mật độ thang máy.
Đối với thang máy nhà thấp tầng, thang máy gia đình, không đòi hỏi về mật động thang máy cũng như tải trọng thang máy.
4. Tiêu chuẩn về sảnh thang máy.
Tiêu chuẩn về sảnh thang máy thường chỉ yêu cầu cho những thang máy nhà cao tầng, chẳng hạn như thang máy chung cư, thang máy các tòa nhà văn phòng, thang máy nhà cao ốc.
5. Tiêu chuẩn về xây dựng phòng máy.
Đối với thang máy, phòng máy chính là bộ phận vô cùng quan trọng, tiêu chuẩn xây dựng phòng máy yêu cầu khắt khe với từng loại. Tuy vào từng loại thang máy có phòng máy hoặc không phòng máy để xây dựng phòng máy đúng tiêu chuẩn.
Để đảm bảo thang máy an toàn, hoạt động tốt, tiêu chuẩn về thang máy là khá cần thiết trong quá trình xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng thang máy. Tất cả cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như độ ổn định cho thang máy và kéo dài tuổi thọ của thang máy.
* Những hạng mục cần thực hiện khi tiến hành nâng thêm tầng cho thang máy
Nâng thêm tầng cho thang máy là trường hợp đã lắp đặt thang máy xong xuôi, sau đó muốn tăng thêm tầng cho tòa nhà, hoặc nâng thêm tầng muốn sử dụng thang máy. Việc nâng tầng cho thang máy sẽ khá phức tạp sau khi thang máy đã lắp đặt xong.
Để nâng tầng cho thang máy, khách hàng cần chú ý một số những hạng mục như sau.
- Cần chi phí tháo dỡ phần phòng máy của thang máy.
Trước ki nâng tầng cho thang máy cần cải tạo, tháo dỡ các trang thiết bị thang máy, phòng máy, nóc tòa nhà mới có thể lắp đặt được.
Muốn tháo dỡ thang máy phải bỏ thêm 1 khoản chi phí cho thợ thang máy, thợ xây dựng để thực hiện tháo rỡ toàn bộ bệ máy, máy kéo, tủ điện, để chuyển vị trí phòng máy lên tầng mới.
- Cần lắp đặt thêm rail dẫn hướng.
Phần rail dẫn hướng được lắp đặt cố định từ đáy hố thang máy lên đến phòng máy, nay muốn lắp đặt thêm tầng cho thang máy thì sẽ phải lắp đặt thêm rail dẫn hướng.
Việc lắp rail dẫn hướng khá đơn giản, chỉ cần lắp đặt rail dẫn hướng thêm vào số rail cũ, không cần lắp đặt lại rail từ đầu, giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư rất nhiều.
- Thay mới phần cáp cho thang máy.
Cáp thang máy khi lắp đặt sẽ cắt đúng số cáp với số tầng hiện tại, do đó khi muốn nâng tầng cho thang máy, thì cần phải thay cáp mới hoàn toàn.
Do cáp là thiết bị không thể nối được, do đó phải thay thế hoàn toàn cáp mới cho thang máy, đảm bảo cho hoạt động của thang và an toàn của thang.
- Hệ thống cửa thang máy.
Cửa thang máy thì không cần phải thay mới hoàn toàn như cáp, chỉ cần lắp đặt thêm cho thang máy.
Phần cánh cửa: phần này chỉ cần tăng thêm mấy điểm dừng thì lắp thêm nấy cửa, mỗi tầng là 1 bộ cánh cửa và 1 bộ truyền động cửa. Cánh cửa nên chọn loại có màu sắc, chất liệu, hoa văn giống với loại đang dùng.
Thanh an toàn cửa: là thiết bị đảm bảo an toàn khi ra, vào thang máy, nó giúp nhận biết các chứa ngại vật có thể làm kẹt cửa thang, cũng là nơi ngăn cản những tình huống xấu do kẹt cửa thang gây ra.
Rãnh cửa tầng thì mỗi tầng đều có 1 rãnh cửa, chỉ cần lắp thêm, xác định hướng và cố định cửa tầng trong lúc đóng mở thang.
- Bảng gọi tầng.
Bảng gọi tầng chỉ cần lắp đặt thêm, cứ tăng thêm 1 tầng sẽ tăng thêm 1 bộ bảng gọi tầng và nút bấm cho bảng gọi.
- Nút bấm trong bảng điều khiển ở cabin.
Bảng điều khiển trong cabin đã có sẵn, chỉ cần thêm bao nhiêu tầng thì thêm bấy nhiêu nút số tầng để khi sử dụng khách bấm điểm đến.
- Phải kiểm định lại thang sau khi nâng tầng.
Thông thường thang máy sau khi lắp đặt phải kiểm định, và theo định kỳ 2, 3 năm sẽ phải kiểm định lại. Ngoài ra những trường hợp bất thường như thang máy gặp sự cố phải tu sửa lớn, nâng cấp thang máy, cải tạo nâng tầng thang máy...đều phải tiến hành kiểm định sau khi thực hiện những vấn đề này hoàn thiện.
Nâng tầng thang máy sẽ gây tốn kém khá nhiều chi phí, và mất thời gian, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày, do đó cần xem xét việc nâng tầng thang máy phải thực sự cần thiết mới nên thực hiện.