Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

So sánh loại thang máy 350kg với loại 450kg dành cho gia đình

Thang máy loại 350kg hay loại 450kg đều là những loại tải trọng phổ biến của thang máy gia đình. Mỗi loại tải trọng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, và phù hợp với thực tế từng công trình xây dựng khác nhau.
Sự khác nhau của 2 loại tải trọng 350 và 450 được thể hiện qua các tiêu chí như.

 1. Sự khác nhau về tải trọng:

Thang máy tải trọng 350kg là loại có tải trọng bé hơn loại 450kg, cabin thang máy được sản xuất và thiết kế theo đúng tiêu chuẩn thì loại 350kg sẽ chỉ chở được từ 4 đến 5 người mỗi chuyến di chuyển. Còn với loại 450kg sẽ chở được 6 đến 7 người mỗi lần di chuyển.

2. Sự khác nhau về kích thước của thang máy tải trọng 350kg và 450kg.

Thang máy loại 350kg là loại tải trong bé hơn, kích thước tiêu chuẩn của loại thang này sẽ là 1500mm x 1500mm, với sức chứa khoảng 5 người lớn mỗi lần di chuyển.
Thang máy gia đình loại tải trọng 450kg là loại có kích thước 1800mm x 1500mm, mỗi lần có thể chở từ 6 đến 7 người di chuyển.
Tất nhiên trên là mức kích thước tiêu chuẩn, còn lại với những công trình xây dựng bị hạn chế diện tích thì kích thước của các loại thang máy có thể thay đổi theo thực tế từng công trình, sao cho phù hợp và đủ mức kích thước đảm bảo để sản xuất là được.

So sánh loại thang máy 350kg với loại 450kg dành cho gia đình

3. Về điện năng tiêu thụ:

Loại thang 350kg thường sẽ sử dụng loại công suất động cơ 3.2kw hoặc 3.7kw, với loại thang 450kg thì công suất động cơ sẽ là 4.2kw hoặc 5.5kw. công suất động cơ sẽ là thứ ảnh hưởng trực tiếp tới điện năng tiêu thụ, do đó những công trình có công suất động cơ lớn sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn.

4. Về giá cả giữa thang 350kg và 450kg.

Thang máy tải trọng 350kg có giá thành rẻ hơn so với thang máy 450kg, thường giá của 2 loại tải trọng này sẽ chênh nhau khoảng 10 đến 15 triệu đồng.

5. Số lượng người có thể tải được của 2 loại tải trọng.

Với loại thang máy 350kg thì mỗi lần di chuyển có thể chở được từ 4 đến 5 người, còn với loại 450kg thì mỗi lần di chuyển có thể tải được từ 6 đến 7 người.

6. Loại 350kg và 450kg nên dùng cho những công trình nào.

+ Loại tải trọng 350kg: với loại thang máy tải trọng 350kg thường được sử dụng lắp đặt cho thang máy gia đình tư nhân, những công trình nhà ở dành cho 4, 5 người sử dụng, với diện tích dao động từ 40m2 đến 80m2.
+ Loại tải trọng 450kg: loại tải trọng này thường phù hợp cho các công trình xây dựng nhà dạng nhà nghỉ, khách sạn, chung cư mini, nhà phố cho thuê...hoặc những nơi có lưu lượng người di chuyển nhiều hơn.
Cả 2 loại tải trọng trên đều có thể sử dụng cho thang máy gia đình, tuy nhiên mức tải trọng của mỗi loại sẽ phù hợp với mỗi công trình khác nhau, do đó khi lựa chọn tải trọng cần chú ý lựa chọn loại phù hợp với thực tế từng công trình.

So sánh loại thang máy 350kg với loại 450kg dành cho gia đình

7. Các bước bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy là công việc bắt buộc, để đảm bảo cho thang máy hoạt động ổn định, êm ái, an toàn. Bảo trì thang máy là công việc cần được thực hiện bởi thợ kỹ thuật có chuyên môn, có tay nghề.
Bảo trì thang máy cần thực hiện theo các bước cơ bản, và những bộ phận cần phải kiểm tra khi bảo trì thang như.

- Bảo trì thang máy theo quy trình như sau.

+ Bảo trì và kiểm tra khu vực cabin thang máy: để bảo trì thang máy được tốt nhất, thợ kỹ thuật khi bảo trì thang máy sẽ di chuyển trong thang máy 2, 3 vòng, từ đó kiểm tra chính xác hoạt động của thang máy, nắm bắt những lỗi có thể xảy ra khi sử dụng thang máy.
Nhân viên bảo trì thang máy kiểm tra cabin, cần thay thế nếu thiết bị có xảy ra cháy bóng, hỏng led hiển thị, hoặc các nút bấm thì cần xử lý luôn.
+ Kiểm tra khu vực hố thang máy.
Kiểm tra điều khiển, phanh, đối trọng, móng ngựa, cửa tầng và bộ truyền cửa tầng, cửa thang, hố pít...nếu bộ phận nào có vấn đề cần sửa chữa, nếu vẫn hoạt động bình thường chỉ cần vệ sinh sạch sẽ.
+ Kiểm tra phòng máy: tất cả thiết bị điều khiển của thang máy đều đặt trên phòng máy, khi bảo trì cần kiểm tra máy kéo, tủ điện, hệ thống an toàn...của thang máy, bộ phận nào không đảm bảo cần sửa chữa lại.
+ Kiểm tra hệ thống nút bấm: hệ thống nút bấm cả trong và ngoài cabin, nếu có xảy ra hư hỏng hoặc không nhạy bén cần xử lý luôn, đảm bảo không gây trục trặc khi hoạt động.
+ Sau khi kiểm tra hết các bộ phận cần chạy thử thang: chạy thử thang, kiểm tra cứu hộ tự động, và đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, an toàn, sau đó mới kết thúc quá trình bảo trì.

So sánh loại thang máy 350kg với loại 450kg dành cho gia đình

- Những dấu hiệu cần bảo trì thang máy.

+ Bảo trì thang máy khi thang hoạt động tạo ra tiếng ồn bất thường: khi thang hoạt động tạo ra tiếng ồn bất thường cần sớm bảo trì, bảo dưỡng, tìm ra nguyên nhân để khắc phục, đảm bảo ổn định và an toàn cho thang máy khi hoạt động.
+ Bảo trì theo định kỳ: thang máy là thiết bị máy móc được cấu thành từ nhiều các bộ phận khác nhau, do đó trong quá trình sử dụng cần bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, ngoài ra nếu phát hiện hư hỏng sớm sửa chữa.
Thang máy là thiết bị máy móc, do đó trong quá trình sử dụng cần bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, theo định kỳ. Đặc biệt nếu phát hiện những bất thường, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để, nhằm không gây gián đoạn cho quá trình hoạt động và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bạn đang ở trang: Home Có thể bạn chưa biết So sánh loại thang máy 350kg với loại 450kg dành cho gia đình

Tin tức thang máy

Những lưu ý khi lắp thang máy chung cư Những lưu ý khi lắp thang máy chung cư Việc lắp đặt và sử dụng thang máy trong các tòa nhà chung cư yêu cầu tuân thủ nhiều quy định và lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lắp đặt thang máy chung cư.

Xem tiếp