Tin tức thang máy
Hướng dẫn kỹ năng thoát nạn
Ở những thành phố lớn mật độ dân cư đông đúc, chật trội nhiều khu nhà cao tầng mọc lên, có những khu nhà cao tầng có lượng dân tương đương bằng một xã ở các vùng quê, chính vì thế hạ tầng giao thông xuống cấp rất nhanh, dẫn đến những hiểm họa khôn lường như cháy nổ, rơi thang máy…
1. Những việc nên làm khi có hỏa hoạn.
+ Nhanh chóng tìm ra nguồn đám cháy, định hình các việc cần thực hiện trong đầu, nhanh chóng dập tắt đám cháy khi thấy khả năng có thể.
+ Đưa ra các cảnh báo sớm nhất cho mọi người xung quanh trong gia đình, trong tòa nhà... về đám cháy, nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cần dập đám cháy.
2. Nên cô lập vùng cháy khi phát hiện cháy.
Cô lập vùng cháy là hành động của những người khi phát hiện ra đám cháy, việc cô lập vùng cháy sẽ giúp việc dập tắt đám cháy được diễn ra nhanh hơn. Các biện pháp cô lập vùng cháy:
+ Ngắt cầu dao điện, ngắt attomat điện, hành động này sẽ ngăn chặn bớt đám cháy và nguy hiểm cho những người ở gần đám cháy, hoặc các thiệt hại về đồ điện, điện tử khi có đám cháy.
+ Nếu không thể dập được đám cháy, cần nhanh chóng báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy để sớm có biện pháp cứu hộ.
+ Thoát khỏi đám cháy và hô hoán những người xung quanh cùng thoát nạn.
+ Di chuyển những vật dễ bắt lửa ra khỏi khu vực xung quanh đám cháy.
3. Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm.
+ Định hướng rõ lối thoát hiểm, với những người khi đến nhà cao tầng khác chơi cần quan sát các cửa thoát hiểm, từ đó có biện pháp thoát hiểm trong trường hợp cần.
+ Khi thoát hiểm do đám cháy, không cố ôm theo của cải, đồ đạc chạy thoát hiểm, hãy thoát hiểm con người khỏi đám cháy trước tiên.
+ Mọi người ở nhà cao tầng cần học các kỹ năng thoát hiểm, phòng khi có sự cố xảy ra sẽ thoát hiểm 1 cách an toàn.
+ Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra, hoặc cả khi có động đất cũng vậy.
+ Xác định điểm tập trung, nơi an toàn bên ngoài tòa nhà, khi đến điểm tập trung cần kiểm tra quân số các thành viên trong nhà, nếu có thời gian hãy giúp đỡ hàng xóm.
+ Nguy hiểm ở đám cháy là khói độc, vì vậy khi thoát hiểm cần tránh hít phải khói, có thể bò sát dưới mặt đất, dùng khăn ướt để bịt mũi, miệng tránh hít phải khói độc.
+ Ngăn cản lửa bén vào người khi xảy ra cháy cần nhúng ướt quần áo, lấy khăn, chăn, quần áo dầy nhúng ướt, sau đó chùm lên người khi thoát hiểm.
+ Khi thoát ra khỏi mỗi cánh cửa cần kiểm tra để biết chính xác phía bên kia có cháy hay không, cần kiểm tra tay nắm cửa.
+ Trường hợp không thoát qua đám cháy được, cần vào phòng, đóng chặt cửa chính, hạn chế khỏi từ ngoài bay vào nhà bằng cánh chèn rẻ, khăn ướt vào các khe cửa.
+ Trường hợp không thoát ra ngoài được, sau khi ngăn chặn khói cần ra chỗ thoát như ban công hoặc cửa sổ, tìm vật có màu đỏ để treo lên, thông báo cho đội cứu hộ biết mình đang mắc kẹt ở đó, để nhờ sự trợ giúp.
4. Xử lý trường hợp hỏa hoạn.
+ Tính mạng con người trong mọi trường hợp đều được ưu tiên lên hàng đầu.
+ Thoát ra khỏi đám cháy càng sớm, càng tốt.
+ Thông báo cho người xung quanh về sự cố hỏa hoạn càng sớm càng tốt.
+ Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn.