Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

Tin tức thang máy

Cách bảo trì từng bộ phận của thang máy

Để thang máy có hiệu suất hoạt động tốt, có tuổi thọ lâu bền, quá trình hoạt động an toàn thì thang máy cần được chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng thang máy thật tốt. Việc bảo trì thang máy được sử dụng theo định kỳ, dựa trên thực tế của từng thang máy.

 1. Thời gian cần bảo trì thang máy.

Thời gian bảo trì thang máy gia đình sẽ tùy thuộc vào từng thang máy cụ thể, tùy và tuổi thọ của từng thang, và tùy vào mức độ sử dụng của từng thang. cụ thể với thang máy cần bảo trì, bảo dưỡng thang máy từ 1 đến 3 tháng 1 lần, tùy thuộc từng thang.

2. Những hạng mục cần bảo trì của thang máy.

Do thang máy được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, do đó khi bảo trì cũng phải bảo trì từng bộ phận 1.

Cách bảo trì từng bộ phận của thang máy

- Bảo trì kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển thang máy.

Kiểm tra hoạt động của thang máy sẽ kiểm tra trên phòng máy, bởi đây là nơi tập hợp các thiết bị thang máy, cơ quan điều hành của thang máy.
Khi bảo trì thang máy cần chú ý đến các bộ phận của thang máy như: puly, cáp thép, chế độ nạp điện của cứu hộ tự động thang máy, thiết bị rơ le thang máy, contactor thang máy, bộ hạn chế tốc độ thang máy, động cơ thang máy...
Bảo trì thang máy là công việc đòi hỏi chuyên môn, do đó trong quá trình sử dụng cần chú ý phải là kỹ thuật thang máy mới được phép bảo trì, kiểm tra thang máy.

- Kiểm tra máy kéo của thang máy khi bảo trì.

Động cơ là thiết bị quan trọng nhất của thang máy, do đó để đảm bảo động cơ thang máy luôn trong tình trạng hoạt động đạt công suất vận hành tối đa theo tiêu chuẩn kỹ thuật chung.
Động cơ thang máy sẽ chịu sức tải từ toàn bộ hệ thống cabin, do đó cần phải duy trì động cơ luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, trơn tru nhất, do đó dịch vụ bảo trì thang máy đối với động cơ sẽ được tiến hành với các công đoạn như sau vào mỗi lần bảo trì.
Tiến hành kiểm tra các công đoạn kiểm tra về mức dầu, chất lượng dầu trong động cơ, kiểm tra tốc độ hoạt động, hệ thống phanh của đọng cơ, khả năng chịu tải, bổ sung thêm dầu nhớt khi cần thiết.

- Hệ thống rail dẫn hướng thang máy.

Bảo trì rail dẫn hướng bằng cách kiểm tra các điểm nối rail, mối hàn rail xem có bị hở sau thời gian sử dụng hay không. Kiểm tra độ liên kết giữa các bracket với vách, với rail.

- Kiểm tra hệ thống liên kết cabin của thang máy.

Kiểm tra cabin thang máy gồm các bộ phận như quạt thông gió, khóa cáp, công tắc giới hạn hành trình trên, đầu treo cáp cabin, đầu treo cáp đối trọng, độ căng của cáp, hệ thống chiếu sáng của cabin, hệ thống liên lạc của thang máy, hệ thống nút bấm thang máy, chất lượng vận hành của thang máy, hệ thống cửa thang máy...

Cách bảo trì từng bộ phận của thang máy

- Kiểm tra hoạt động chung của thang máy.

Sử dụng thang máy di chuyển lên, xuống nhiều vòng để kiểm tra hoạt động chung của thang máy, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, êm ái, an toàn. Cần khắc phục kịp thời những lỗi xảy ra trong thang máy.
Thang máy là thiết bị chở người có yêu cầu nghiêm ngặt về mức độ an toàn của thang, do đó trong quá trình sử dụng cần đảm bảo an toàn cho thang máy bằng cách bảo trì, bảo dưỡng thang theo định kỳ.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tin tức thang máy Cách bảo trì từng bộ phận của thang máy

Tin tức thang máy

Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy sử dụng thang máy là tập hợp các quy định, hướng dẫn và biện pháp an toàn được thiết lập để đảm bảo việc sử dụng thang máy một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho mọi người. Các nội quy này thường được thiết lập và quản lý ...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy là quá trình xác định kích thước và chiều cao của không gian hố thang mà thang máy sẽ di chuyển trong quá trình hoạt động. Quá trình tính toán kích thước hố thang máy sẽ bao gồm các vấn đề như sau.

Xem tiếp