Tin tức thang máy
Cấu tạo của hệ thống báo quá tải thang máy
Hệ thống cảnh báo quá tải của thang máy được ví như 1 chiếc cân của thang máy, nó sẽ cho biết khi nào số tải trọng trong thang máy vượt quá quá định. Và khi tải trọng vượt quá quy định, thang máy sẽ kêu rú chuông cảnh báo, cửa thang không đóng, thang không hoạt động được.
1. Lý do phải lắp chuông cảnh báo cho thang máy.
Mỗi thang máy đều có tải trọng nhất định, và khi hoạt động để đảm bảo an toàn thang máy chỉ có thể chở đủ tải trọng hoặc ít hơn tải trọng của thang, như vậy mới đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên với các thang máy công cộng, có quá nhiều sử dụng mỗi ngày, có những thang luôn trong tình trạng quá tải, vì vậy nếu không cài đặt chuông báo quá tải, nhiều người vẫn cố tình chen lấn để sử dụng thang máy ngay cả khi thang đã đầy tải trọng. Chuông báo quá tải sẽ rất hiệu quả trong các trường hợp này, đảm bảo thang máy luôn trong tình trạng đủ tải, không bị vượt tải trọng cho phép.
2. Cấu tạo của hệ thống cảnh báo quá tải thang máy.
Hệ thống cảnh báo quá tải thang máy sẽ gồm những thiết bị như:
+ Cảm biến trọng lượng: Thiết bị này như một bộ cân tải để biết được tải trọng bên trong cabin thang máy.
+ Bộ điều khiển: bộ điều khiển được kế nối với cảm biến để tiếp nhận tín hiệu phát ra từ cảm biến và từ đó tính toán trọng lượng tải trọng của cabin thang máy.
+ Thiết bị báo hiệu: thiết bị báo hiệu được nối với bộ điều khiển và định vị bên trong cabin thang máy, khi thang máy bị vượt tải trọng cho phép thì thiết bị này sẽ kích hoạt và phát ra âm thanh cảnh báo người dử dụng. Khi chuông cảnh báo còn kêu, thì cửa thang máy sẽ không đóng lại, và nó chỉ đóng lại và hoạt động khi thang máy di chuyển bớt tải trọng ra ngoài.
3. Những nguy hiểm nếu dùng thang máy quá tải.
+ Nếu sử dụng thang máy quá tải liên tục, sẽ dẫn đến hư hỏng trang thiết bị của thang máy, nặng hơn có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm đến người sử dụng.
+ Thang máy hoạt động quá tải liên tục trong thời gian dài, có thể dẫn tới hệ thống cảnh báo thang gặp trục trặc, không thể hoạt động 1 cách chuẩn xác theo đúng tiêu chuẩn, sẽ xảy ra những lỗi trong quá trình hoạt động.
+ Sử dụng thang máy quá tải trong 1 thời gian dài, nó sẽ là nguyên nhân làm giảm sút tuổi thọ của thang máy.
Để đảm bảo độ bề của thang máy, cũng như sự an toàn cho người sử dụng, kể cả thang máy nhà cao tầng, thang máy nhà thấp tầng đều cần được sử dụng đúng mức tải trọng cho phép.
Bên cạnh đó, hệ thống báo quá tải của thang máy cần được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì thang máy, thử thường xuyên trong các lần bảo trì thang máy, đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
4.Các sự cố chập điện thang máy
Chập điện thang máy là hiện tượng các mạch điện chập vào với nhau, hiện tượng chập điện thường xảy ra ở đoạn dây dẫn hở. Nguyên nhân chủ yếu của việc chập điện thang máy xảy ra là do pha nóng và pha nguội chậm vào với nhau, nó khiến điện trở tăng lên đột ngột, nó làm cháy dây dẫn sinh ra lửa, nó làm hư hỏng các thiết bị điện.
Những sự cố chấp điện thang máy thường xảy ra do những nguyên nhân chủ yếu như sau:
4.1. Chập điện thang máy xảy ra khi thang máy bị chảy nước vào.
Hiện tượng thang máy bị nước xâm nhập cũng là hiện tượng thường xảy ra ở thang máy. hiện tượng này xảy ra là do trong quá trình xây dựng có mở cửa sổ, cửa thông gió trên phòng máy cho thang máy, nếu không chú ý đóng cửa khi trời mưa, nước mưa sẽ từ đó chảy thẳng xuống các thiết bị thang máy bên dưới, làm xảy ra hiện tượng chập điện.
Ngoài ra hiện tượng thang máy bị nước xâm nhập còn xảy ra trong tình trạng nhà bị ngập nước do mưa, hoặc do tràn nước, dẫn đến nước tràn đến hố thang máy, chảy vào hố pít, vào cabin thang máy.
4.2. Hiện tượng thang máy bị chập điện do bị sét đánh.
Hiện tượng thang máy bị sét đánh là nguyên nhân khách quan, đây là hiện tượng các tia sét được sinh ra một năng lượng cực mạnh, nó có công suất lên đến 5000kw, là loại có sức nóng ngang với mặt trời. Do đó khi bị sét đánh, thang máy sẽ xảy ra hiện tượng chập cháy, hư hỏng thiết bị.
Để hạn chế tình trạng này, bắt buộc chủ đầu tư khi xây dựng phải có bộ phận tiếp địa thang máy và hệ thống chống sét cho tòa nhà.
4.3. Chập điện thang máy xảy ra do hiện tượng điện năng bị quá tải.
Hiện tượng chập điện thang máy do quá tải xảy ra khi nguồn điện bị quá tải, nó có thể xảy ra do tần suất sử dụng điện quá lớn, hoặc có thể do nguồn điện chung của tòa nhà bị quá tải, hiện tượng này thường xảy ra vào các mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao. Hiện tượng quá tải xảy ra dẫn đến tình trạng CB, attomat bị ngắt liên tục, nó dẫn đến tình trạng chập, cháy.
4.4. Chập điện thang máy có thể xảy ra do ảnh hưởng từ chập, cháy các thiết bị điện trong nhà.
Các thiết bị điện trong nhà xảy ra cháy nổ, đặc biệt các thiết bị gắn trong thang máy như điều hòa, quạt thông gió, hoặc các ổ điện gần khu vực phòng máy hoặc trong phòng máy, trong tủ điện hoặc nguồn điện chung thang máy xảy ra tình trạng chập cháy cũng dễ gây ảnh hưởng đến nguồn điện thang máy.
4.5. Chập điện thang máy có thể xảy ra do sự cẩu thả của con người.
Hiện tượng chập cháy thang máy xảy ra do con người là các hiện tượng như chủ đầu tư sử dụng nguồn dây điện không đạt tiêu chuẩn để đấu nối , nhưng dây điện bị mất lớp bỏ cách điện khiến 2 mạch chạm vào nhau, đầu nối dây dẫn không đạt chất lượng, đấu nối không đúng kỹ thuật, nó dẫn đến hiện tượng lớp vỏ bị mục, bị ăn mòn, nó là nguyên nhân gây nên chập, cháy điện thang máy.
Hiện tượng chập cháy điện thang máy không chỉ gây ra mất an toàn cho người sử dụng, mà còn gây hư hại thiết bị thang máy khiến chủ đầu tư tốn nhiều chi phí thay thế.