Tin tức thang máy
Những so sánh cơ bản của thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu
Thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu là 2 loại thang máy phổ biến trên thị trường, cả 2 loại thang máy đều được sử dụng cho thang máy gia đình. Tuy nhiên giữa thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu sẽ có những khác biệt cơ bản, để nắm bắt những khác biệt này cần so sánh giữa 2 dòng thang máy. Những so sáng giữ 2 loại thang máy.
1. Xuất xứ thang máy.
+ Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: là loại được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thang máy tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, hoặc các nước Châu Âu, sau đó được nhập khẩu về Việt Nam theo các đơn đặt hàng thực tế của từng công trình xây dựng.
+ Thang máy liên doanh: đây là loại thang máy được sản xuất trong nước từ các máy móc thiết bị chính nhập khẩu từ các hãng thang máy và sản xuất phần cơ khí, phần khung trong nước.
2. Về cấu tạo thang máy.
Cấu tạo của thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu nguyên chiếc hoàn toàn giống nhau, cả 2 loại đều có cấu tạo về phần cơ khí và phần điện giống nhau. Hai loại thang chỉ khác nhau là 1 loại sản xuất trong nước, 1 loại sản xuất tại nước ngoài.
3. Về ưu nhược điểm thang máy.
3.1 Thang máy liên doanh:
Sản xuất trong nước, do đó giá thành khá rẻ, trung bình giá thang máy liên doanh sẽ dao động từ khoảng 280 triệu đến khoảng 350 triệu.
Là loại được sản xuất trong nước, loại thang này có thể linh động về kích thước, hoặc sản xuất theo dạng may đo.
Thời gian đặt hàng, thời gian lắp đặt, vận hành của thang máy khá nhanh chóng.
Ngoài ra chi phí cho việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị thang máy cũng rẻ và nhanh chóng hơn.
3.2 Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc:
Sản xuất dưới dây truyền hiện đại, tiên tiến, do đó chất lượng thang máy khá tốt, ổn định. Tuy nhiên giá thành lại rất cao.
Mẫu mã đa dạng, tuy nhiên muốn lắp đặt thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì công trình xây dựng bắt buộc phải có đủ kích thước theo tiểu chuẩn của nhà sản xuất.
Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc có thời gian đặt hàng lâu hơn so với thang máy liên doanh, ngoài ra chi phí hậu lắp đặt cũng đắt đỏ hơn.
4. Về chính sách bảo hành.
4.1 Thang máy liên doanh:
Thang máy liên doanh trong nước thường có thời gian bảo hành lâu, thời gian bảo hành thường từ 12 đến 24 tháng tùy thuộc từng nhà sản xuất khác nhau.
Sau thời gian bảo hành, có thể thuê bất cứ đơn vị nào bảo trì thang máy nếu đáp ứng được các tiêu chí chủ đầu tư đưa ra.
4.2 Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc:
Thời gian bảo hành của thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thường sẽ là 12 tháng.
Sau thời gian bảo hành, chủ đầu tư vẫn phải bảo trì thang máy với nhà cung cấp do chế độ độc quyền của hãng.
5. Các đối tượng phù hợp.
5.1 Thang máy liên doanh:
Phù hợp với những công trình xây dựng thang máy gia đình, những công trình xây dựng có kinh phí hạn hẹp, những thang máy nhà thấp tầng.
Phù hợp với những công trình xây dựng có kích thước hố thang nhỏ, hoặc kích thước không theo tiêu chuẩn.
5.2 Thang máy nhập khẩu:
Phù hợp cho những công trình xây dựng có kích thước thang máy phù hợp với tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra. Ngoài ra những công trình này chủ đầu tư phải có đủ điều kiện kinh tế.