Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Những bộ phận trong hệ thống cơ khí của thang máy

Để có một thiết bị thang máy hoàn thiện đưa vào sử dụng là sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có ý nghĩa khác nhau và đều rất quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo cho thang máy có thể hoạt động một cách nhanh chóng  và có tính ổn định, giúp con người có được hiệu quả sử dụng cao nhất. Trong số những bộ phân quan trọng đó thì hệ thống cơ khi là phần khung sườn của thiết bị. Trong hệ thống này gồm có nhiều thiết bị, nhiều linh kiện khác nhau và việc tìm hiểu những điều đó sẽ giúp cho con người có thêm hiểu biết, từ đó giúp cho quá trình sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất.

Nguyên lý hoạt động của những thiết bị thang máy là di chuyển theo phương thẳng đứng. Cho dù là thiết bị nào, sử dụng cho mục đích nào thì thang máy cũng hoạt động theo phương thẳng đứng, nó là sự kết hợp của hệ thống điện và hệ thống cơ khí. Đây là hai phần quan trọng nhất, là linh hồn của một thiết bị thang máy. Nếu thiếu bất kỳ hệ thống nào thì thiết bị đó không được coi là thang máy và không thể hoạt động bình thường được.
Trong hai phần chính này thì hệ thống cơ khi thang máy như là xương sống, là xương sườn của một thiết bị thang máy giúp cho thiết bị có thể hoạt động bình thường, êm ái, ổn định. Việc đảm bảo những bộ phận trong hệ thống cơ khi thang máy được trang bị đầy đủ sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả sử dụng cao, như những gì mà bạn mong muốn. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu xem hệ thống cơ khí của thang máy cần những gì, hoạt động ra sao là điều chúng ta nên tìm hiểu.
Khung sườn cabin thang máy
Đây là phân khung cơ khí bao quanh cabin thang máy có chức năng vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho thang máy có thể vận hành. Phần thùng cabin thang máy khi đưa vào hoạt động có sự chắc chắn, an toàn và bền bỉ để con người có thể an tâm trong quá trình sử dụng.

Những bộ phận trong hệ thống cơ khí của thang máy

Với chức năng và ý nghĩa quan trọng của thang máy thì phần khung sườn bao quanh cabin thang máy được cấu tạo bởi vật liệu tốt, phần sơn bên ngoài có khả năng chịu lực cao. Một lưu ý cần nhớ rằng không nên sử dụng các loại thép có tạp chất, những vật liệu này sẽ làm giảm đi độ bền của vật liệu.
Yêu cầu đối với khu đóng khung quanh sườn của cabin thang máy nên được tạo thành hình chữ C để có được độ cứng, vững chắc hơn nhằm tăng cường chất lượng cho thiết bị.
Phần giá đỡ của thang máy
Bộ phận giá đỡ chính là phần phải chịu toàn bộ tải trọng của thang máy trong mỗi lần vận hành, hoạt động phục vụ con người. Vì vậy, yêu cầu quan trọng là phụ thuộc vào từng loại thang máy khác nhau,có tải trọng và những đặc điểm khác nhau mà chúng ta nên tính tán thiết kế giá đỡ sao cho phù hợp nhất với tải trọng, đảm bảo cho trọng lực.
Do đây là bộ phận quan trọng, vì thế đây là bộ phận có ý nghĩa lớn,quan trọng nên cần được thiết kế lắp ráp bằng loại thép tấm có độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt và thiết kế, cắt thành hình giá đỡ thang máy. Cần lưu ý không nên sử dụng loại giá đỡ bằng thép đã định hình.
Bộ phận bắt rail hướng dẫn của thang máy
Hệ thống này được tiến hành lắp đặt dọc theo sợi dây dợi rail. Yêu cầu bộ phận này có khoản cách với gối đỡ từ 2 tới 3cm. Cần đảm bảo các thanh rail được gắn chặt với gói đỡ thông qua một thiết bị móc kẹp. Trong khi đó, tời điện sử dụng để lắp ray tối thiểu là 500kg, các sợi dây dọi được căn chỉnh thẳng hàng và thiết kế chuẩn xác, đúng đắn giữa cabin thang máy và ray đối trọng. Đây là yêu cầu đối với ray dẫn hướng của bất kỳ thiết bị nào.
Hệ thống bắt ray dẫn hướng trong một thiết bị thang máy thường được ưu tiên sử dụng loại thép có chất lượng tốt, đã được sơn bề mặt hết sức cẩn thận, chất lượng để có thể tăng tuổi thọ, độ bền cho thiết bị trong thời gian sử dụng.

Những bộ phận trong hệ thống cơ khí của thang máy

Bộ phận cao su giảm chấn của thang máy
Hệ thống cao su giảm chấn của mỗi thiết bị thang máy có chức năng giúp thiết bị có thể hoạt động trơn tru, êm ái và có tính ổn định cao hơn. Nhờ cao su giảm chấn mà  thang máy khi hoạt động sẽ giảm độ dung, sự chấn động làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng thang máy của con người.
Thông thường hệ thống giảm chấn của thang máy được lắp đặt ở dưới đấy hố thang giúp quá trình dừng, đỡ cabin cũng như đối trọng của thang máy. Cần tính toán kỹ lưỡng để việc thiết kế giảm chấn có độ cao phù hợp, đủ lực để đảm bảo cho cabin và đối trọng có thể tỳ lên, đồng thời có đủ khoảng trống cần thiết nhằm chắc chắn giúp cho gia tốc dừng cabin cũng như đối trọng không được vượt qua giải trị cho phép đã được quy định, có tiêu chuẩn trước đó.
Một thiết bị thang máy tải khách có thể hoạt động cần đảm bảo hệ thống cơ khí được trang bị đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật mới giúp cho thang máy có thể hoạt động em ái, hiệu quả và có tính an toàn cao cho con người.

 

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Những bộ phận trong hệ thống cơ khí của thang máy

Tin tức thang máy

Những lý do thang máy không thể rơi tự do Những lý do thang máy không thể rơi tự do Thang máy rơi tự do là hiện tượng khi cabin thang máy đột ngột mất kiểm soát và di chuyển xuống dưới với tốc độ rất nhanh, không tuân theo quy trình vận hành bình thường. Đây là một tình huống nguy hiểm đối với cả người sử dụng thang máy và thang...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Những sai lầm nghiêm trọng trong việc lắp đặt thang máy. Những sai lầm nghiêm trọng trong việc lắp đặt thang máy. Thang máy là thiết bị máy móc, đồ điện, đồ điện tử, là di chuyển theo chiều thẳng đứng, do đó thang máy là thiết bị có yêu cầu cao về mức độ an toàn khi hoạt động. Nên ngoài việc lựa chọn các thiết bị thang máy có chất lượng tốt thì việc ...

Xem tiếp