tư vấn thang máy
Lựa chọn hình thức bảo trì thang máy phù hợp với thiết bị
Sử dụng thang máy cần chú ý tới nhiều yếu tố nếu muốn có được thiết bị chất lượng, duy trì được độ bền bỉ và thời gian hoạt động hiệu quả theo thời gian. Để đạt được điều đó điều quan trọng ngoài việc sử dụng và quản lý thang máy đúng cách thì thường xuyên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đúng định kỳ là những yếu tố có ý nghĩa quyết định.
Một thiết bị thang máy có chất lượng cao, được chú ý bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đạt yêu cầu sẽ mang lại lợi ích lớn nhất, giúp quá trình sử dụng của con người diễn ra thành công, tốt đẹp nhất. Giữa nhiều hình thức bảo trì khác nhau thì việc tìm hiểu, nắm rõ về các hình thức bảo trì để đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất là điều nên làm.
Sự cần thiết của việc bảo trì thang máy
Một thiết bị thang máy thông thường được chú ý nhiều tới chất lượng khi bắt đầu mang vào lắp đặt, sử dụng ở mỗi công trình. Việc có được một lựa chọn đúng đắn giúp quá trình sử dụng thang máy ở bất kỳ công trình nào diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất. Song thang máy khi sử dụng có chất lượng cao tới đâu đi chăng nữa nếu không thể duy trì được chất lượng cao như những gì mà chúng ta mong muốn cũng không mang tới lợi ích to lớn, thiết thực như những gì mà chúng ta mong muốn.
Bảo trì, bảo dưỡng thang máy là công việc đòi hỏi cần thực hiện đúng định kỳ, đúng thời gian quy định để duy trì chất lượng cao cho con người trong quá trình sử dụng thiết bị hữu dụng này. Nhờ có thang máy khi được bảo trì thường xuyên giúp mọi hỏng hóc được phát hiện và xử lý kịp thời, cải thiện tình trạng của tổng thể thang máy và giúp cho quá trình hoạt động của thiết bị diễn ra suôn sẻ, thành công và đạt độ an toàn cao.
Nhờ việc thực hiện bảo trì thang máy, sự quan tâm đúng mức từ phía chủ đầu tư giúp thang máy tải khách duy trì được chất lượng cao, sự đảm bảo về mọi yếu tố khi mang ra khai thác phục vụ con người. Song giữa nhiều hơn một hình thức bảo trì hiện được áp dụng thì việc tìm hiểu, đưa ra được phương án bảo trì phù hợp là vô cùng quan trọng, cần thiết.
Những hình thức bảo trì thang máy chủ yếu
Hiện nay có nhiều hình thức, phương án bảo trì thang máy được áp dụng. Tuy nhiên, có hai hình thức bảo trì chính là bảo trì toàn diện và bảo trì thông thường. Với những đặc điểm riêng biệt, những khác biệt tạo nên sự phù hợp với từng đối tượng, từng thiết bị thang máy ở mỗi công trình thì việc tìm hiểu, nắm rõ những ưu thế của từng phương án bảo trì, đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn nhất là vô cùng quan trọng.
Hình thức bảo trì thang máy thông thường
Hiện nay nhiều công trình lựa chọn hình thức bảo trì này cho thiết bị thang máy tải khách của công trình. Sử dụng hình thức bảo trì này nghĩa là đơn vị cung cấp dịch vụ cần thực hiện nghĩa vụ cử cán bộ kỹ thuật tới tiến hành bảo trì, kiểm tra chất lượng của thiết bị thang máy đúng định kỳ được ghi rõ ràng trong hợp đồng. Tùy thuộc vào các điều khoản, quy định của hợp đồng mà việc thực hiện công việc của đơn vị cung cấp cũng cần tuân thủ theo.
Trong quá trình bảo trì nếu có những phát sinh thì với loại hình này có hướng xử lý riêng. Cụ thể là trong trường hợp cần tiến hành thay thế, sử chữa bất kỳ bộ phận nào của thang máy, phát sinh chi phí thì đơn vị chịu trách nhiệm chi trả phụ thuộc vào khoản chi phí cần bỏ ra. Đối với phát sinh dưới 100.000 đồng thì đơn vị cung cấp dịch vụ là bên chịu trách nhiệm chi trả, còn lại là trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư.
Đối với bảo trì theo hình thức thông thường mỗi thiết bị thang máy sẽ hao tốn khoản chi phí khoảng 400.000-800.000 đồng/ tháng cho việc duy trì chất lượng cao cho thiết bị thang máy ở mỗi công trình.
Hình thức bảo trì thang máy toàn diện
Đối với những thiết bị thang máy được đăng ký chế độ bảo trì toàn diện đồng nghĩa với việc thiết bị đó luôn được chăm sóc, bảo trì cẩn thận, tiện lợi không khác gì chế độ bảo hành. Điều này có nghĩa là chủ đầu tư hoàn toàn không phải lo lắng về bất kỳ những vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình thang máy hoạt động.
Mọi hỏng hóc, thay thế khi cần thiết đã được xác định sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn toàn chịu trách nhiệm chi trả. Tuy nhiên, với hình thức bảo trì này sẽ hao tốn khoản chi phí khá lớn mỗi tháng để người dùng, chủ đầu tư không còn bất kỳ những lo lắng, mối bận tâm nào về việc kiểm tra và duy trì chất lượng của thang máy.
Với hình thức bảo trì thang máy toàn diện thì mỗi tháng chủ đầu tư cần chi ra khoản chi phí từ 1.500.000-2.000.000 đồng để có thể duy trì được chất lượng của thang máy trong mọi hoàn cảnh.
Tìm hiểu và nắm rõ về các hình thức bảo trì thang máy phổ biến hiện nay được áp dụng giúp quá trình sử dụng thang máy diễn suôn sẻ và an toàn nhất. Đây chính là cách bảo vệ cho lợi ích của con người tốt nhất.