tư vấn thang máy
Yêu cầu kỹ thuật với hệ thống tiếp địa của thang máy
Một thiết bị thang máy khi mang ra sử dụng có nhiều yêu cầu, tiêu chí quan trọng cần được đảm bảo. Việc hoàn thiện thang máy với đầy đủ những tiêu chuẩn cần thiết là cách để mỗi thiết bị đạt được chất lượng cao, lợi ích lớn và sự an toàn tuyệt đối cho con người khi sử dụng.
Mỗi bộ phận hay những tiêu chuẩn được đưa vào cho thang máy cần được đảm bảo thực hiện chuẩn xác và hiệu quả nhất. Và từ thực tế đó, hệ thống tiếp địa của mỗi thiết bị thang máy là không thể thiếu để có được khả năng hoạt động an toàn và hiệu quả nhất cho thiết bị. Tìm hiểu yêu cầu kỹ thuật cụ thể của tiếp địa thang máy giúp quá trình lắp đặt, đưa thang máy ra sử dụng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
* Thế nào là hệ thống tiếp địa của thang máy
Trước khi xác định yêu cầu kỹ thuật mà hệ thống tiếp địa của mỗi thiết bị thang máy hoặc thang máy dùng gia đình cần đạt được thì việc hiểu về tiếp địa dành cho thang máy là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, đây chính là hệ thống nhằm đảm bảo có thể triệt tiêu toàn bộ nhiễu được sản sinh ra trong quá trình thiết bị hoạt động, vận hành và đồng thời cũng có thể duy trì độ ổn định, tuổi thọ cao của thang máy khi mang ra sử dụng. Hệ thống này mang những ý nghĩa riêng, cần thiết và nâng cao độ an toàn của thang máy còn ở việc trong trường hợp có tình trạng rò rỉ điện xuất hiện vì bất kỳ nguyên nhân nào thì đây chính là hệ thống quan trọng giúp truyền điện xuống đất, loại bỏ tình trạng bị điện giật cho người dùng khi sử dụng thang máy.
Đối với hệ thống tiếp địa của từng thiết bị thang máy được thiết kế với các cọc thép, hoặc sử dụng cọc thép bọc đồng và đóng xuống lòng đất. Với những cọc thép có chiều dài từ 1.2 – 2.5m được đưa vào sử dụng với hình dáng đa dạng từ thép góc tới thép tròn khi liên kệ tạo nên hệ thống tiếp địa lý tưởng, nâng cao độ an toàn cho mỗi thiết bị khi mang ra sử dụng.
Việc sử dụng cọc thép loại nào, có đặc điểm ra sao cần có sự cân đối và đánh giá thực tế đúng đắn để có được hiệu quả sử dụng cao, dài lâu như những gì người dùng mong đợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm thiết bị đếm sét nhằm kiểm soát, xác định được số lần sét đi qua hệ thống chống sét của công trình, từ đó có sự điều chỉnh để quá trình kết nối giữa cọc tiếp đất và dây đồng trần qua các mối hàn hóa nhiều được sử dụng. Chính điều đó giúp nâng cao hơn nữa chất lượng của hệ thống chống sét khi mang ra sử dụng.
* Tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống tiếp đất thang máy
Việc nắm bắt thông tin, xác định được những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể đối với hệ thống chống sét được đưa vào sử dụng cho thang máy giúp hoàn thiện hơn nữa yếu tố an toàn cho mỗi thiết bị khi mang ra sử dụng. Chính những thông tin về yêu cầu kỹ thuật khi được đảm bảo giúp quá trình sử dụng thang máy trở nên an toàn, hiệu quả và tiện lợi hơn.
• Đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và những tiêu chí trong Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.
• Sử dụng cọc thép thông thường với những công trình chống sét tạm thời và cọc đồng liên kết bằng thanh đồng, dây đồng để sử dụng cho những công trình lâu dài, có được độ bền bỉ và hiệu quả cao nhất.
• Yêu cầu đối với cọc thép được sử dụng có độ đồng bộ cao, đảm bảo độ dày tối thiểu là 14mm, và độ dài tối thiểu là 2m.
• Đối với dây dẫn đồng cần có độ dày là 6mm.
• Về phương án thì công cần thực hiện theo đúng quy chuẩn cần thiết là việc đóng cọc đồng cách xa tiếp địa chống sét của tòa nhà, mỗi cọc cách nhau tối thiểu 50cm, sử dụng ít nhất 3 cọc đồng với điện trở tối đa đạt được ở mức 4 ôm.
• Trong quá trình thi công cần tiến hành đi dây đồng vào trong khu vực ống nhựa, có sự xuyên suốt qua các hố thang thông qua cốt sàn, đi vào phòng máy của thiết bị thang máy ở mỗi công trình.
Hệ thống tiếp địa của mỗi thiết bị thang máy chỉ có thể đáp ứng tốt yêu cầu, hiệu quả hoạt động và lợi ích cho việc hoàn thiện chất lượng của thang máy khi đưa ra sử dụng trong mỗi công trình. Chính sự quan tâm và điều chỉnh đúng mức sẽ góp phần đem lại thiết bị thang máy chất lượng cao, an toàn tuyệt đối cho con người khi mang ra sử dụng. Tuy nhiên, việc nắm bắt thông tin, có sự chủ đọng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống tiếp địa cho từng thiết bị khi mang ra sử dụng.
Sử dụng thang máy tải khách dù ở bất kỳ công trình nào việc chú trọng hoàn thiện hệ thống tiếp địa theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn cần thiết giúp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của thiết bị. Nâng cao độ an toàn của thang máy, bảo vệ tốt cho con người để việc sử dụng thang máy luôn diễn ra thành công vượt mong đợi.