tư vấn thang máy
Quy trình lắp đặt thang máy đạt chuẩn chất lượng
Sở hữu thiết bị thang máy chất lượng sử dụng cho mỗi công trình là yêu cầu cần thiết giúp đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại của con người. Để có được chất lượng cao cho thang máy thì việc có thể tiến hành lắp đặt đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. Không chỉ vậy, có những thông tin tư vấn hữu ích và chính xác giúp người dùng có thể chủ động trong việc lựa chọn đơn vị thi công đạt chuẩn và đảm bảo về chất lượng để có thể hoàn thiện công trình của chính mình.
* Hoàn thiện các bước chuẩn bị trước khi lắp đặt
Trước khi thực hiện các công đoạn của quá trình lắp đạt thiết bị thang máy thì việc có thể chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đảm bảo các thiết bị đều cần được mang tới công trình để mọi công đoạn diễn ra tốt đẹp. Đơn vị cung cấp thang máy cần đảm bảo mọi bộ phận, linh kiện của thang máy cũng như các dụng cụ cần thiết phải đưa đầy đủ tới công trình trước khi công tác lắp đặt được bắt đầu.
Cần chắc chắn rằng mọi linh kiện khi được chuyển tới được đưa vào kho của công trình, đảm bảo không có những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới chất lượng của thang máy khi hoàn thiện và mang ra sử dụng. Việc bảo quản cần được chú trọng tới khi thang máy được lắp đặt và đưa vào sử dụng.
* Các công đoạn khi tiến hành lắp đặt thang máy
Để hoàn thiện thiết bị thang máy mang ra sử dụng cho mỗi công trình cần được thực hiện theo đầy đủ các bước để có được tổng thể hoàn hảo, đảm bảo sử dụng hiệu quả và chính xác để có được thiết bị chất lượng cao. Chỉ khi nào thang máy được lắp đặt đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn mới có khả năng vận hành chính xác, ổn định và an toàn nhất.
Đối với công tác lắp đặt thang máy thường được thực hiện bởi hai nhóm nhân viên kỹ thuật là lắp đặt cơ và lắp đặt phần điện. Đảm bảo những thợ kỹ thuật là người có kinh nghiệm, có kiến thức để có được chất lượng cao cho thang máy khi mang ra sử dụng.
Việc tiến hành lắp đặt thang máy cần thực hiện theo đúng quy trình các bước cơ bản là:
• Tiến hành công tác lắp đặt hệ thống giàn giáo, vận chuyển vật tư vào khu vực hố thang được thi công trước đó. Các bộ phận được đưa vào hố thang gồm có ray đối trọng, ray cabin thang máy, máy kéo thang máy, khung và tủ điện, bộ phận chanel để việc lắp đặt thang má được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng.
• Những bộ phận cơ bản được đặt đúng vị trí, ngay sau đó thực hiện thả dây rọi định vị để những công đoạn tiếp theo được thực hiện chuẩn xác và chất lượng nhất. Yêu cầu bắt buộc chúng ta cần kiểm tra chính xác lại kích thước của từng bộ phận, từng khu vực nhằm giúp việc hoàn thiện công trình vừa có thể thuận lợi lại có khả năng đảm bảo vệ chất lượng.
• Bước tiếp theo cần thực hiện khi lắp đặt thang máy là việc lắp bộ phận ray dẫn hướng theo thứ tự từ dưới lên trên các tầng cao. Hệ thống ray dẫn hướng được lắp đặt bằng các basket nằm giữa ray và có sự liên kết với nhau tạo thành đà bê tông nằm ngay khu vực xung quanh hố. Chính các chi tiết, bộ phận đó mới giúp thang máy có thể đưa ra vận hành chuẩn xác và hiệu quả nhất.
• Thực hiện công đoạn lắp đặt bộ phận khung của cabin thang máy cũng như khung đối trọng. Sau khi phần khung được hoàn thiện chúng ta cần lắp cáp tải giúp cabin và đối trọng được liên kết, tác động qua lại và giúp thang máy có thể hoạt động chuẩn xác. Quá trình hoàn thiện khi đơn vị lắp đặt thực hiện việc chất thêm tại cho đối trọng thang máy đem lại độ cân bằng cho thiết bị khi mang vào sử dụng. Ở bước này, công việc cuối cùng là lắp đặt bộ phận điều tốc, máy kéo, khung vào vị trí chính xác và đạt tiêu chuẩn.
• Công việc tiếp theo cần hoàn thành là sử dụng bộ phận máy kéo, quay tay giúp việc đưa hệ thống khung cabin thang máy vào hố thang, hoàn thiện cửa tầng, bao che cửa tầng để khu vực này được lắp đặt đúng tiêu chuẩn.
• Tiếp theo, đơn vị chủ đầu tư cần thực hiện việc xây dựng chèn mặt cửa với sự hỗ trợ của đơn vị thi công công trình. Trong giai đoạn này việc xác định vị trí lắp đặt bảng điều khiển cho cửa tầng thang máy cần được chú trọng.
• Tiến hành vệ sinh khu vực hố thang và lắp đặt vách, nóc của cabin thang máy. Ngoài ra, bộ truyền cửa cabin, cửa cabin cũng cần được lắp đặt xong trong công đoạn này. Kiểm tra lại thiết bị, điều chỉnh tải của đối trọng sao cho cân đối nhất. Vệ sinh tổng thể thiết bị để thực hiện các công việc tiếp theo của tổ thi công điện.
• Các bộ phận cần được cung cấp điện như máy kéo, cabin, hố thang,… cần được tiến hành đi dây chuẩn bị trước đó một cách đầy đủ và đúng cách. Thực hiện tiếp việc lắp đặt bảng điều khiển cửa tầng, bảng điều khiển bên trong cabin thang máy. Sau khi công việc hoàn thành chúng ta cần tiến hành kiểm tra và cho thiết bị chạy thử để có điều chỉnh nếu cần thiết.
• Hệ thống cơ khí và hệ thống điện của thang máy khi được lắp đặt xong cần tiến hành chạy thử, kiểm tra trong vòng 3 ngày để có thể chắc chắn về độ chuẩn xác, an toàn mà thiết bị sở hữu.
• Cuối cùng, mọi công đoạn được hoàn thành thì công tác nhiệm thu cần được thực hiện để đơn vị chủ đầu tư thực hiện các công việc còn lại từ vận hành, hướng dẫn sử dụng và quản lý thang máy.
Lắp đặt thang máy đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao khi theo đúng quy trình có khả năng bảo vệ cho độ an toàn của con người khi sử dụng. Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, cung cấp sản phẩm chất lượng để bảo vệ cho lợi ích, hiệu quả sử dụng thang máy của chính mình.