tư vấn thang máy
Kiểm định thang máy gia đình
Thang máy được lắp đặt nhiều để sử dụng trong các gia đình tư nhân, đặc biệt ở những thàng phố lớn, các ngôi nhà ngày một xây cao hơn và xu hướng thiết kế cũng được trang bị thang máy cho các ngôi nhà, các bước lắp đặt thang máy gia đình sao cho phù hợp, đúng yêu cầu kỹ thuật thì việc kiểm định thang máy cũng không thể bỏ qua, kiểm định thang máy giúp chúng ta khẳng định là thang máy được an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
1. Kiểm định thang máy gia đình là gì.
Kiểm định thang máy gia đình là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cho thang máy.
Kiểm định thang máy cần thực hiện trước khi đưa thang máy vào sử dụng lần đầu, và kiểm định lại theo định kỳ 2, 3 năm 1 lần. Kiểm định thang máy được thực hiện bởi các đơn vị nhà nước được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.
2. Quy trình của việc kiểm định thang máy gia đình.
+ Hồ sơ kiểm định: sẽ bao gồm hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy, các bản vẽ cấu tạo, bản vẽ nguyên lý hoạt động của thag máy, hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
Đối với các thang máy kiểm định lại thì cần có phiếu kiểm định kết quả kiểm định của lần trước của thang máy.
+ kiểm tra về kỹ thuật: xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết thực tế với hồ sơ của thang máy. Kiểm tra kỹ tình trạng trang thiết bị, tránh tình trạng bị biến dạng của các chi tiết và của bộ phận cabin, giếng thang, hố thang máy gia đình, cửa thang, rail cáp, đối trọng…
+ Quá trình thử nghiệm thang máy: quá trình này sẽ được thực hiện khi các bước kiểm tra đã có kết quả đạt yêu cầu.
Thử nghiệm sẽ tiến hành thử không tải: nghĩa là vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các hộ phận an toàn, tự động.
Thử nghiệm có tải trọng: việc thử nghiệm có tải sẽ được thực hiện ở chế độ 100% tải trọng và chế độ quá tải mức 125% mức tải trọng.
Sau khi thử tải hoàn tất sẽ đánh giá được tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
+ Xử lý kết quả:
Sau khi thực hiện kiểm định thang máy gia đình xong, với những thang máy đạt chuẩn thì sẽ lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định, lập biên bản kiến nghị khắc phục tình trạng của thang máy nếu có, dán tem kiểm định thông qua biên bản kiểm tra và ban hành hết quả kiểm định vò hồ sơ kiểm định thang máy.
Kiểm định thang máy là một bước không thể thiếu của thang máy, kiểm định sẽ là cơ sở pháp lý cuối cùng để cấp phép hoạt động cho thang máy. Và để đảm bảo an toàn cho thang máy thì việc kiểm định thang máy phải được thực hiện lắp lại theo định kỳ 2, 3 năm một lần. và đặc biệt việc kiểm định thang máy gia đình phải được thực hiện bởi các đơn vị kiểm định có thẩm quyền như trung tâm kiểm định an toàn khu vực 1 của bộ lao động thương binh và xã hội.