Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Những phần việc của chủ đầu tư khi lắp đặt thang máy

Lắp thang máy là công việc đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa 2 bên là chủ đầu tư và nhà cung cấp thang máy. Cụ thể muốn lắp đặt thang máy thì không chỉ là trách nhiệm của nhà cung cấp thang máy, mà muốn lắp đặt thang máy chủ đầu tư cũng cần hoàn thành những trách nhiệm của mình. Những công việc cụ thể mà chủ đầu tư cần thực hiện khi lắp đặt thang máy.

 1. Chủ đầu tư khi mua thang máy cần kí hợp đồng mua bán thang máy.

Thang máy là thiết bị có giá trị kinh tế, vì vậy trong quá trình thống nhất mua bán giữa 2 bên cần có hợp đồng kinh tế để quy định, rằng buộc 2 bên bởi những điều khoản quy định trong hợp đồng.
Để kí hợp đồng mua bán thang máy, trước tiên chủ đầu tư cần tìm đơn vị cung cấp thang máy uy tín để đặt mua thang máy.

Những phần việc của chủ đầu tư khi lắp đặt thang máy

2. Chủ đầu tư cần thanh toán tiền hợp đồng theo đúng tiến độ.

Tiến độ thanh toán tiền hợp đồng sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán thang máy. Sau khi ký hợp đồng chủ đầu tư sẽ thanh toán lần lượt các lần theo đúng hợp đồng.
+ Lần 1: sẽ đặt cọc sau khi kí hợp đồng với giá trị 5% tổng giá trị hợp đồng, việc đặt cọc sẽ là cơ sở để nhà cung cấp thang máy cung cấp bản vẽ chi tiết về kỹ thuật xây dựng hố thang máy và hướng dẫn, theo dõi xây dựng hố thang máy.
+ Lần 2: đặt tiền tương ứng 35% tổng giá trị hợp đồng, để nhà cung cấp thang máy tiến hành sản xuất thang máy và đưa hàng đến lắp đặt thang máy tại công trình.
+ Lần 3: sau khi hàng đưa đến công trình đầy đủ sẽ tiến hành thanh toán tiếp 50% giá trị hợp đồng, sau đó nhà cung cấp sẽ tiến hành lắp đặt thang máy.
+ Lần 4: 10% tổng giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán tiếp khi thang máy được lắp đặt, kiểm định, bàn giao hoàn chỉnh.

3. Chủ đầu tư phải xây dựng hố thang máy theo bản vẽ kỹ thuật của nhà cung cấp.

Hố thang máy có thể xây dựng theo hai phương án, xây dựng bằng cột bê tông, tường gạch, hoặc xây dựng bằng khung sắt thép. Dù xây dựng bằng phương án nào thì chủ đầu tư đều phải xây dựng theo đúng bản vẽ kỹ thuật mà nhà cung cấp đã đưa ra.

4. Chủ đầu tư phải cung cấp nguồn điện 3 pha lên phòng máy.

Chủ đầu tư phải cung cấp nguồn điện 3 pha lên phòng máy trước khi đơn vị thang máy tiến hành lắp đặt thang máy. Tất nhiên trường hợp này chỉ thực hiện với thang máy dùng điện 3 pha, với thang dùng điện 1 pha thì cung cấp nguồn điện 1 pha lên phòng máy.

Những phần việc của chủ đầu tư khi lắp đặt thang máy

5. Chủ đầy tư phải tiến hành ốp mặt tiền thang máy.

ốp mặt tiền thang máy là công việc phải thực hiện sau khi lắp đặt thang máy, đây là phần công việc của chủ đầu tư. Cụ thể có thể ốp đá, ốp gạch, ốp gỗ, ốp inox… dù ốp loại nào thì chủ đầu tư cũng cần có sự hướng dẫn ốp của kỹ thuật thang máy khi thực hiện.
để lắp đặt thang máy được thuận lợi, chủ đầu tư cần phối hợp tốt với nhà cung cấp, làm tốt phần việc của mình, từ đó giúp đỡ cho nhà cung cấp, đồng thời là cơ sở để nhà cung cấp hoàn thành tốt phần việc của họ để có 1 thang máy tốt nhất.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Những phần việc của chủ đầu tư khi lắp đặt thang máy

Tin tức thang máy

Những tác hại của thang máy khi không bảo trì, bảo dưỡng Những tác hại của thang máy khi không bảo trì, bảo dưỡng Việc sử dụng thang máy mà không bảo trì, bảo dưỡng đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại đáng kể. Dưới đây là một số tác hại chính:

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Chi phí để hoàn thiện mặt tiền thang máy Chi phí để hoàn thiện mặt tiền thang máy Hoàn thiện mặt tiền thang máy là quá trình hoàn thiện và trang trí phần bề mặt của thang máy, bao gồm mặt tiền cũng như các cạnh và phần ngoại vi xung quanh. Điều này bao gồm việc lựa chọn và sử dụng vật liệu phù hợp để tạo ra một diện mạo hài...

Xem tiếp